Viết Plan vì lợi ích của chính ta. – Bài 207 – Nhân Cách Việt Đào tạo THÁI ĐỘ SỐNG, KỸ NĂNG SỐNG cho Thanh Thiếu Niên

Viết Plan vì lợi ích của chính ta. – Bài 207

Kế hoạch kinh doanh là gì? – Bài 206
17 Tháng Tư, 2021
Kế hoạch kinh doanh nó không đứng yên – bài 208
17 Tháng Tư, 2021

Viết Plan vì lợi ích của chính ta. – Bài 207

Có bạn inbox, có người nhắn tin và có bạn gặp trong các hội thảo về #khởi_sự_kinh_doanh thường hòi tôi rằng: Khi nào thì ta nên viết ra kế hoạch kinh doanh?
Mình chia sẻ rằng: Khi ta cần làm một cái gì đó thì nên viết nó ra kế hoạch như muốn có vợ thì làm ngay kế hoạch lấy vợ, muốn mua xe thì cũng lập ngay kế hoạch mua xe, thậm chí đi du lịch cũng rất cần.
Còn ra #khởi_nghiệp thì rất cần cho chính mình khi viết ra nó giúp ta đánh giá được cái gì ta đang có, cái gì ta còn thiếu, ai là người bổ sung cho ta, thời điểm nào triển khai thì phù hợp. Nó giúp ta sắp xếp ý tưởng, công việc chi tiết và nguồn lực hợp lý.
Khi cần trình bày cho đối tác, nhà đầu tư, các quỹ, ngân hàng, các cá nhân có thể làm ăn chung … thì ta trình bày mạch lạc, không bị động. Nói chung khi viết nó ra là vì lợi ích của chính ta đầu tiên.
Tiếp nữa, khi viết ra giấy rồi đi nhờ chuyên gia chất vấn, khi đó mình sẽ nhận ra những điểm mù, những giới hạn thật sự, những chỗ dư thừa, những thứ nên bỏ đi, những cái nên bổ sung vào.
Đây là bước lược bỏ những sai lầm trên giấy nó đỡ hơn nhiều khi bạn ra làm thực tế mà gặp những lỗ hỏng này xem như không kịp xử lý và trả giá lớn lắm có khi tán gia bại sản luôn ấy.
Dành thời gian đủ lâu để hoạch định công việc trên giấy đi, rồi trả lời, có giải pháp cho những vấn đề phát sinh nếu xảy ra khi mang áp dụng trong thực tế.
Tất nhiên, nếu bạn lần đầu tiên ra khởi nghiệp thì việc lập #kế_hoạch_kinh_doanh nó khó khăn hơn nhiều, bởi bạn không biết bắt đầu từ đâu. Rồi làm xong rồi thì cũng không thể đánh giá được là nó có hiệu quả không? Nó tối ưu chưa?
Làm sao ta có thể biết điều ta chưa biết, chưa trải nghiệm, chưa một lần đi qua. Khi nhận ra điều này bạn mới biết được hoá ra các chuyên gia, người đi trước rất quan trọng trên hành trình mới mẽ này.
Những kiến thức bổ sung từ lớp học, từ các quyển sách về kinh doanh, người bạn đã làm kinh doanh, những chuyên gia giúp ta xác định được những bước đi tối ưu, hiệu quả và chiến lược đúng đắn, chuẩn mực hơn.
Nên người khôn ngoan họ hay sử dụng đòn bẩy từ nhà tư vấn, người cố vấn, nhà huấn luyện, những người kinh doanh lão luyện để giúp họ có bức tranh, #hoạch_định_chiến_lược cách đi khôn ngoan làm gia tăng giá trị cho công việc họ tiến hành.
Có một Bạn là Boss làm bên lĩnh vực may mặc, hiện tại doanh thu công ty bạn hơn 200 tỷ năm rổi, cách bạn làm việc rất khôn ngoan. Mỗi khi có việc quan trọng bạn hay trao đổi chia sẻ với mình, khi thì gặp mặt, bận quá thì gọi điện thoại.
Thường thì bạn trình bày vấn đề của bạn, rồi nói cách em là như vậy, Thầy thấy cần bổ sung gì không? Hay cách em làm là như vậy, vấn đề này cách của Thầy là sao?
Hoặc mới tối qua một bạn Boss kinh doanh cây tiểu cảnh ở Hà Nội có gọi hỏi tham khảo mình. 1. Cách để ra thương hiệu riêng hay phân phối độc quyền sản phẩm. 2. Cách định giá sản phẩm, hiện tại lãi 30% thì có phù hợp chưa? 3. Cách chiết khấu cho nhà phấn phối sỉ và lẻ. 4. Cách để xây dựng từng bước hệ thống marketing…
Cuộc nói chuyên đâu đó khoản 40 phút tuy nhiên tháo gỡ cho bạn ấy những vấn đề mà đôi khi không có chuyên gia ta lò mò cả năm không xong mà còn đi vào những sai lầm khó sửa lỗi.
Khi làm việc với người cố vấn, chuyên gia ta dễ dàng nhận ra sai lầm, những lỗi để kịp thời có phương án để tiết kiệm được thời gian, công sức, tiền bạc, năng lượng và tinh thần.
Suốt hơn 20 năm qua làm kinh doanh tôi nhận ra rằng những lần mình té trước đây hoàn toán có thể tránh được nếu chịu khó học tập và tham vấn chuyên gia trước khi làm.
Qua 04 bài từ 204 đến 207 đọc kỹ và sâu chuỗi lại giúp ta định hình trong tư duy rõ ràng hơn về bức tranh trong kinh doanh. Bạn nhận ra từ khoá gì quan trọng. Nhớ để lại bình luận để giúp mình có nhiệt huyết chia sẻ tiếp bài sau nhé.

Comments are closed.