10 Phẩm Chất Thành Công – Nhân Cách Việt Đào tạo THÁI ĐỘ SỐNG, KỸ NĂNG SỐNG cho Thanh Thiếu Niên
Một ngày thêm yêu thương tại Trung tâm GD Thường xuyên BR
8 Tháng Ba, 2016
48 bí mật tư duy triệu phú – T.Harv Eker
14 Tháng Mười Hai, 2016

10 Phẩm Chất Thành Công

1.Khao khát

Niềm khao khát cháy bỏng muốn đạt được mục tiêu là động lực mạnh mẽ đưa con người đến thành công. Khi khao khát càng nhiều, ta lại hành động càng nhiều, những hành động của ta đều tập trung vào những gì ta muốn. Cho dù gặp phải bất cứ trở ngại nào, nếu có khao khát đủ lớn, chúng ta cũng hoàn toàn có thể vượt qua.

Một thanh niên hỏi nhà thông thái Socrates về bí quyết thành công. Socrates bảo chàng trai sáng mai đến tìm ông gần dòng sông trong thành phố. Khi họ gặp nhau, Socrates bảo người thanh niên đi dạo dọc bờ sông với ông. Tới chỗ nước sâu, nhân lúc chàng trai sơ ý, Socrates xô cậu xuống nước. Cậu ta vùng vẫy cố ngoi lên nhưng Socrates khỏe hơn và ghìm cậu xuống. Tới khi cậu tím tái cả mặt, Socrates mới nâng đầu cậu khỏi mặt nước. Việc đầu tiên cậu làm là há miệng thở một hơi thật sâu. Socrates mới hỏi : “Vừa rồi khi ở dưới nước, anh muốn điều gì nhất?”. Cậu ta đáp: “Không khí”. Socrates mới bảo: “Đó chính là bí quyết thành công. Khi anh mong muốn thành công mạnh mẽ như muốn có không khí lúc dưới nước thì anh sẽ có được nó ngay thôi. Chẳng có gì là bí quyết cả.

Khao khát cháy bỏng là điểm khởi đầu cho mọi thành tựu. Một đốm lửa nhỏ không thể tỏa nhiều năng lượng. Cũng vậy, một khao khát yếu ở chẳng bao giờ đưa đến kết quả lớn lao. Cho nên, chúng ta phải để cho mục tiêu của mình trở thành một nỗi ám ảnh trong tâm trí rằng bất kể khi nào, chúng ta cũng sống với những mục tiêu, ước mơ và khát khao của bản thân mình. Chắc chắn một ngày nào đó, chúng ta sẽ trở thành thứ mà chúng ta luôn nghĩ về.

2. Sự Cam Kết

Nếu chúng ta nói rằng : “Tôi ước…” thì tỉ lệ thành công của ta trong việc đó sẽ là 0%. Vì có một thực tế rằng: “Người ta chỉ ước điều gì khi người ta biết chắc rằng mình không thể đạt được điều đó”.
Ước” là một từ thể hiện rằng việc đó nằm ngoài vùng kiểm soát của ta. Chúng ta đẩy trách nhiệm kiểm soát cuộc đời ta cho một ai đó thực hiện mà thậm chí rằng chúng ta không hề biết người đó là ai.
– Ước mình giỏi hơn
– Ước mình đẹp hơn
– Ước thời gian quay trở lại.
– Ước…
Nếu như thật sự mong muốn những điều tuyệt vời đến với cuộc đời mình, thì đừng bao giờ dùng từ “ước“. Vì nó không thể hiện sức mạnh của quyền chủ động và quyền kiểm soát cuộc đời mình.

Nếu chúng ta nói rằng: Tôi muốn… thì tỉ lệ thành công của ta trong việc đó sẽ là 50/50.  Vì đôi khi chúng ta mong muốn điều gì, chúng ta vẫn có thể đạt được nó hoặc không thể đạt được nó.

Nếu chúng ta nói rằng: Tôi hứa… thì tỉ lệ thành công của ta trong việc đó sẽ là90%. Có khi nào chúng ta đã từng hứa với bản thân mình rằng ngày mai mình sẽ dậy sớm, ngày mai mình sẽ tập thể dục, ngày mai mình sẽ từ bỏ một thói quen không tốt, ngày mai mình học hành siêng năng hơn….nhưng chúng ta vẫn không thực hiện được hay không. Bởi vì ngôn từ của chúng ta đã thể hiện rằng, chúng ta đã cho phép mình thất bại. Bởi vì chúng ta vẫn không chắc chắn 100% rằng mình sẽ làm được việc này.

Để chắc chắn rằng chúng ta thực hiện được mục tiêu của mình. Chúng ta phải sẵn lòng “cam kết” về những việc mình làm. Việc chúng ta cam kết thể hiện rằng chúng ta hoàn toàn tự tin về bản thân mình có thể làm được việc này và tỉ lệ chắc chắn hoàn thành được nó bên trong ta là 100%.

Người thành công là người có cam kết đạt được thành công. Nói cách khác họ chơi để thắng chứ không chơi để đừng thua. Vì chơi để thắng xuất phát từ cảm hứng, còn chơi để đừng thua xuất phát từ tuyệt vọng. Người thành công không bao giờ nỗ lực chỉ vì họ sợ thất bại. Họ nỗ lực để vươn tới đỉnh cao của thành công. Nên khi làm bất cứ việc gì mà họ đã cam kết. Họ tận dụng toàn bộ năng lực của mình để làm thế nào biến nó trở thành sự thật thì thôi. Họ luôn chắc chắn với thành công với những gì họ cam kết vì:

Một là họ cam kết thực hiện được nó đến cùng. Hai là họ hoàn toàn suy nghĩ và lựa chọn rất kỹ càng trước khi họ cam kết một điều gì đó.

3. Trách Nhiệm

Người có nghị lực là người biết nhận trách nhiệm. Họ quyết đoán và tự tạo nên số phận cho chính mình. Gánh vác trách nhiệm buộc họ phải luôn suy nghĩ và hành động theo một hướng khôn ngoan nhất có thể. Gánh vác trách nhiệm cũng đồng thời là gánh vác rủi ro, buộc họ phải chấp nhận liều lĩnh, hành động vượt ra khỏi vùng an toàn của mình.

Có những người thà an phận trong môi trường quen thuộc còn hơn phải gánh vác trách nhiệm. Họ thụ động chờ thành công đến thay vì chủ động biến điều đó thành hiện thực. Người thành công là người có trách nhiệm trước mọi việc, họ không cho rằng cuộc đời mình là do số trời định đoạt. Họ luôn quyết định rằng: Tất cả mọi việc xảy ra trong cuộc đời tôi – 100% trách nhiệm đều thuộc về tôi. Vì vậy, sức mạnh của họ là quan tâm và kiểm soát hướng đi của cuộc đời mình. Họ không đổ lỗi, biện hộ hay cho bất cứ lý do nào khi họ thất bại. Tất cả những gì họ làm là“Làm thế nào để tôi có thể thay đổi cục diện và trở nên thành công”. Nói cách khác họ tập trung vào những gì họ những gì họ kiểm soát được thay cho những gì họ không kiểm soát được.

4. Sự Nỗ Lực

Trong cuộc sống, rất nhiều người có tinh thần lao động cao. Và với những người này, nhà tuyển dụng sẵn sàng mở rộng cửa chào đón họ. Người chuyên nghiệp làm việc trôi chảy bởi họ nắm vững quy tắc của bất kỳ công việc nào họ làm – Đó là luôn nỗ lực hết mình.

Người trung bình dành 25% năng lượng và khả năng cho công việc. Thật đáng trân trọng với những ai biết đầu tư hơn 50% năng lực của mình, và thật sửng sốt trước những người đôi khi đầu tư 100% nỗ lực và khả năng của bản thân.
– Andrew Carnegie-

Sự vượt trội không phải do may mắn mà là thành quả của rất nhiều nỗ lực và luyện tập. Nỗ lực và luyện tập khiến cho con người ngày càng thành thạo hơn trong bất cứ việc gì mà mình làm. Bản thân sự nỗ lực vừa là điểm khởi đầu vừa là kết thúc của hành trình. Càng chăm chỉ làm việc, người ta càng cảm tháy thoải mái hơn; càng thoải mái hơn, họ lại càng chăm chỉ hơn. Ý tưởng hay nhất cũng vô dụng nếu nó không được ứng dụng vào thực tiễn. Có tài mà thiếu ý chí sẽ chẳng làm nên điều gì. Thành công chỉ đến với người hành động chứ không phải người đứng nhìn. Ngựa bận kéo hàng sẽ không thể nào vung chân đá, ngựa đá lại không biết kéo hàng.

Hãy nỗ lực vì cuộc sống thay vì xao nhãng mục đích cần đạt được. Không có nỗ lực, sẽ không có thành công. Thiên nhiên ban cho loài chim thức ăn nhưng không để sẵn trong tổ nên chúng phải bay đi tìm mồi. Chẳng có gì đến một cách dễ dàng cả. Hàng ngày nhà văn Milton phải dậy từ lúc 4 giờ sáng để hoàn thành kiệt tác Paradise Lost (Thiên đường đánh mất). Noah Webster phải mất ròng rã 36 năm mới soạn xong bộ từ điển Webster.  Thậm chí thành quả nhỏ nhặt nhất cũng cần chúng ta phải nỗ lực, và dù thành tích nhỏ bé đến đâu chăng nữa vẫn tốt hơn nghĩ mà không làm.

5. Tư Cách

Tư cách là sự kết hợp giữa chính trực, vị tha, hiểu biết, niềm tin, can đảm, trung thành và tôn trọng. Người có tính cách lạc quan và giàu nghị lực thường:

  • Điềm tĩnh, đĩnh đạc
  • Vững vàng, tự tin nhưng không ngạo mạn
  • Chu đáo
  • Không bao giờ viện cớ
  • Biết bỏ qua chuyện nhỏ nhặt vì sự nhã nhặn và cư xử lịch thiệp
  • Rút kinh nghiệm sai lầm từ quá khứ
  • Không ỷ vào tiền bạc hay dòng dõi
  • Không bao giờ tién thân bằng cách chà đạp người khá
  • Biết nhìn vào bản chất, chứ không phải hình thức
  • Sánh bước cùng giới thượng lưu nhưng vẫn giữ được phong cách giao tiếp đại chúng
  • Lời nói dịu dàng, nụ cười đôn hậu
  • Thoải mái với chính mình và người khác
  • Giữ được phong cách tạo lợi thế chiến thắng
  • Làm nên những điều kỳ diệu trong cuộc sống
  • Đạt được thành tích phi thường
  • Biết nhận trách nhiệm
  • Khiêm tốn
  • Giữ được bản lĩnh khi thành công cũng như khi thất bại
  • Không gây sự khó chịu.
  • Tao nhã, lịch sự, không quy lụy
  • Thể hiện đẳng cấp nhưng không tự phụ, vênh váo
  • Có tính kỷ luật tự giác
  • Độc lập
  • Lịch thiệp trong chiến thắng và hiểu biết khi thất bại.

Khó hơn cả thành công chính là xử lý thành công ấy như thế nào. Nhiều người biết cách đạt được thành công, nhưng lại không biết cách xử trí với thành quả ấy như thế nào. Qua đây để thấy rằng năng lực cần đi đôi với tư cách. Năng lực giúp bạn đạt được thành công. Tư cách giúp bạn duy trì thành công ấy. 

6. Niềm tin tích cực

Có một gia đình nọ có hai anh em. Người anh nghiện ma túy, cứ rượu vào rồi đánh đập vợ con. Người em kinh doanh rất thành đạt, ai ai cũng quý trọng, gia đình êm ấm, hạnh phúc. Nhiều người thắc mắc tại sao hai anh em sinh ra trong cùng một môi trường, nhưng lại khác nhau đến vậy.
Nên có người hỏi người anh: “Điều gì khiến anh ra nông nỗi này? Nghiện ma túy, rượu chè, lại còn đánh đập người thân nữa. Nguyên nhân nào khiến anh làm thế?“.

Anh ta bảo: “Bố tôi. Bố tôi nghiện ma túy, bia rượu và hành hạ vợ con. Thế anh muốn tôi phải làm sao, tôi là thế này đó
Câu hỏi tương tự cũng xảy ra với người em: “Làm thế nào anh thành đạt đến vậy? Động lực nào giúp anh có được điều đó?“.

Người em nói rằng: “Bố tôi, khi còn bé, tôi thường thấy bố tôi say rượu, làm mọi chuyện sai quấy. Từ đó tôi tự hứa với lòng mình rằng không bao giờ muốn trở thành con người như vậy

Cả hai anh em họ cùng xuất phát từ một thực tế, nhưng một người khai thác tích cực, còn người còn lại vận dụng rất tiêu cực. Cái nhìn tiêu cực dẫn đến cách sống bắt chước tấm gương xấu, dễ dàng hơn nhưng kết quả cũng đau đớn hơn.

7. Cho Nhiều Hơn Nhận

Hầu hết mọi người không thấy hứng thú với công việc mình đang được trả lương, một số người lại muốn làm với định mức trung bình. Họ làm đúng hạn chỉ để giữ được việc làm.

Người thành công thì khác, bí quyết của họ có thể gói gọn trong bốn từ “Và hơn thế nữa”. Người thành công làm việc họ buộc phải làm – Và hơn thế nữa. Người thành công thực hiện bổn phận – Và hơn thế nữa. Người thành công lịch thiệp, phóng khoáng – Và hơn thế nữa. Người thành công tin cậy – Và hơn thế nữa. Người đầu tư 100% – Và hơn thế nữa.

Không ít người mặc dù rất thông minh, có thành tích xuất sắc, nhưng lại thất bại trong cuộc sống. Lý do là vì họ chỉ giỏi chỉ trích tại sao chuyện này, chuyện nọ không như mong muốn, cũng từ đó mà nảy sinh thái độ sống tiêu cực. Họ không muốn làm việc theo mức lương được hưởng hoặc chỉ muốn làm cho có.

Khi cho đi hoặc làm nhiều hơn mức lương được nhận, ta đã loại bỏ sự cạnh tranh từ người khác. Thật vậy, nhân tố cạnh tranh nằm ngay trong bản thân ta. So với trí thông minh hay bằng cấp chuyên môn, thái độ cạnh tranh với chính mình quan trọng hơn rất nhiêu.

8. Sức Mạnh Của Lòng Kiên Trì

Sự kiên trì bắt nguồn từ cam kết nỗ lực và quyết tâm. Sự nhẫn nại đem đến niềm vui riêng của nó. Vận động viên đầu tư rất nhiều năm khổ luyện chỉ vì một vài phút giây chinh phục đỉnh cao. Sự kiên trì thể hiện ở tinh thần quyết tâm hoàn thành công việc mình đã chọn. Những lúc kiệt sức, ta thường muốn bỏ cuộc. Với người thành công thì khác. Họ biết chịu đựng và hoàn thành việc mà họ đã bỏ ra công sức. Có những người thoạt tiên khởi đầu tốt nhưng khi gặp trở ngại, họ lại chùn bước, kết quả là họ chẳng bao giờ làm trọn vẹn việc gì cả.

Không gì thay thế được sự kiên trì. Tài năng cũng không, bởi lẽ cuộc sống thường có rất nhiều người tài giỏi mà không thành công. Năng khiếu cũng không, vì rất nhiều thiên tài không được công nhận. Giáo dục cũng không, vì thế gian đầy ắp những người có học nhưng không được tuyển dụng và nhìn nhận. Chỉ có sự kiên trì và quyết tâm là thể hiện được sức mạnh vô hạn.

9. Tự Hào Về Thành Tích

Khi nản lòng, ta thường hay tìm đến lối tắt. Nhưng trên thực tết nên tránh những con đường ấy, dù chúng hấp dẫn thế nào đi nữa. Niềm tự hào chân chính xuất phát từ nội tâm – đó mới là điều tạo nên lợi thế chiến thắng. Tự hào về thành tích không có nghĩa là phô bày cái “tôi”, mà là sự hài lòng một cách khiêm tốn.

Kết quả vượt trội chỉ có được khi người làm việc đó tự hào vì đã nỗ lực hết mình. Mọi công việc đều là chân dung tự họa của người làm việc ấy, cho dù đó công việc gì đi chăng nữa. Nếu phải là người quyết đường, hãy làm việc ấy giống như Michelangelo vẽ tranh. Beethoven sáng tác nhạc, hay Shakespeare làm thơ. Hãy quét sao cho thật sạch để bất kỳ một người nào đó cũng có thể ngừng bước và thốt lên rằng: Nơi đây từng in dấu của một người quét đường vĩ đại”

Cảm giác mình đã làm tốt công việc cũng chính là phần thưởng. Làm tốt một việc bình thường còn hơn là làm nhiều việc mà không đến nơi đến chốn.

10. Có Thiện Chí Học Hỏi

Người cố vấn hay người thầy là người thụ tri thức cho ta để ta được nhìn xa trông rộng. Nên tìm người có thể làm cố vấn tinh thần cho mình. Hãy cẩn thận khi lựa chọn. Cố vấn tốt sẽ hướng dẫn và chỉ đường, còn cố vấn tồi sẽ khiến ta lầm đường. Nên thể hiện sự kính trọng đối với họ. Hãy là người học trò biết quan tâm, chú ý để vận dụng tốt nhất bài học từ thầy mình.

 

Comments are closed.