1. Cho con làm quen với thư viện: Lần đầu trẻ đến thư viện cũng giống như một dịp trọng đại trong cuộc đời con. Ở đó, cha mẹ dạy con cách lấy, sử dụng thẻ thư viện, hướng dẫn con tìm sách, chọn chương trình để tham dự. Phụ huynh nên biến việc đến thư viện thành thói quen mỗi tuần. Việc này giúp trẻ tăng hứng thú đọc sách và khám phá thêm nhiều sở thích. Ảnh: Pexels.
2. Tạo thói quen cho con: Nhiều bậc phụ huynh cho rằng dịch bệnh khiến con phải học tập tại nhà, việc lập thời gian biểu hàng ngày là điều bắt buộc. Nó dần giúp con thấm nhuần tính quy tắc, giảm căng thẳng và khuyến khích con học tập năng suất. Cha mẹ không nên đợi đến khi trẻ 9-12 tuổi hay lớn hơn mới thiết lập các thói quen cho con. Theo Newsweek, ngay từ khi trẻ mới tập đi, phụ huynh có thể theo dõi những thói quen đã dạy con. Ảnh: Understood.
3. Phát triển các quy định cơ bản: Thói quen hàng ngày tốt cho con nhưng đó chưa phải là các quy định cơ bản. Quy định tức là con phải tuân theo. Có thể con không cần phải tuân thủ nghiêm ngặt như nề nếp quân đội song cũng cần cố gắng kiên trì ở mức hợp lý. Khi đặt ra các quy định và giới hạn, phụ huynh giải thích cho con. Các quy định cơ bản sẽ giúp trẻ trở thành những người biết tôn trọng, lịch sự và có phẩm chất tốt bụng. Ảnh: Baby Chick.
4. Cùng ăn bữa cơm gia đình: Những bữa ăn tối bên gia đình cho phép trẻ thể hiện bản thân và thảo luận về những khó khăn, vấn đề mình gặp phải. Theo dự án Bữa ăn tối gia đình của bệnh viện đa khoa Massachusetts, lợi ích của bữa ăn tối quây quần bên gia đình giúp tăng sự kiên cường, giảm nguy cơ sử dụng chất gây nghiện và mang thai ở tuổi vị thành niên. Đồng thời cách này cũng tăng vốn từ vựng của trẻ. Việc cùng ăn tối với nhau khiến các thành viên trong gia đình gắn kết hơn, khuyến khích mọi người ăn uống lành mạnh và thậm chí giúp trẻ đạt điểm số học tập cao hơn. Ảnh: Shutterstock.
5. Đừng liên tục giúp trẻ khỏi thất bại: Người lớn cần để trẻ gặp thất bại để con cố gắng học tập và tăng khả năng tự lực. Theo một bài viết đăng trên Scientific American, cho phép con thất bại không chỉ dạy con về sự trách nhiệm mà còn giúp con học hỏi từ những sai lầm. Ảnh: Unsplash.
6. Giới hạn lời khen: Nhiều bậc phụ huynh nói với con cái họ rằng mọi thứ chúng làm đều tuyệt vời và hoàn hảo. Điều này có thể làm cho trẻ trở nên tự cao. Sự khen ngợi thúc đẩy sự tự tin của con nhưng lời khen ngợi cụ thể sẽ dạy con về những hành vi và giá trị tích cực. Cha mẹ hãy chắc chắn lời khen của mình là chân thành nhưng không quá phóng đại. Ảnh: Parent Portfolio.
7. Trở thành hình mẫu cho con: Phụ huynh là hình mẫu quan trọng nhất trong cuộc đời của con. Một số nhà khoa học lưu ý những đứa trẻ thường xuyên hành động một cách giận dữ hoặc gây hấn đã bắt chước theo hành vi của cha mẹ. Không cha mẹ nào hoàn hảo nhưng hãy cố gắng thể hiện hành vi, thái độ tốt nhất trước mặt con.Người lớn nên thể hiện sự kiên nhẫn, hành động trung thực, sống tích cực nhất có thể. Nếu sơ suất, cha mẹ cần giải thích cho con tại sao hành động của mình không phù hợp. Ảnh: Verywell Family.
8. Trò chuyện với con: Trò chuyện hàng ngày giúp trẻ phát triển các kỹ năng giao tiếp và cho phép cha mẹ chú ý đến những vấn đề và sở thích của con. Ngoài ra, phụ huynh cần khuyến khích những người khác trong gia đình tham gia trò chuyện cùng con. Ảnh: Raising Children Network.
9. Giới hạn thời gian xem TV, điện thoại: Các nghiên cứu cho thấy việc xem các thiết bị điện tử quá nhiều gây ra hậu quả tiêu cực như điểm số thấp, giảm kỹ năng xã hội và sụt cân. Gia đình không nên đặt TV ở phòng ngủ. Việc đặt TV ở phòng khách giúp cha mẹ có thể theo dõi tần suất trẻ xem TV. Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo không nên cho trẻ dưới 2 tuổi xem các thiết bị điện tử, trẻ 2-5 tuổi được phép xem 1 giờ/ngày và 2 giờ/ngày đối với trẻ 5-18 tuổi. Ảnh: Shutterstock.
10. Bôi kem chống nắng cho con: Cha mẹ nên bôi kem chống nắng cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên. Hiệp hội Học viện Da liễu Mỹ khuyên phụ huynh nên cho con mặc quần áo chống nắng, ở trong bóng râm và sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF 30 cho các vùng da không được che chắn bằng quần áo. Cách này giúp ngăn ngừa tình trạng cháy nắng và bệnh ung thư da. Ảnh: Today’s Present