Marketing Trực Tiếp – Thiết Lập, Duy Trì Và Phát Triển – Nhân Cách Việt Đào tạo THÁI ĐỘ SỐNG, KỸ NĂNG SỐNG cho Thanh Thiếu Niên

Marketing Trực Tiếp – Thiết Lập, Duy Trì Và Phát Triển

Chiến Lược Marketing Mix – Hành Trình “Tiếp Nối” Thành Công
11 Tháng mười hai, 2022
Giá trị thương hiệu là gì? Những cách cơ bản gia tăng giá trị thương hiệu
11 Tháng mười hai, 2022

Marketing Trực Tiếp – Thiết Lập, Duy Trì Và Phát Triển

Marketing trực tiếp là một hình thức Marketing tuy không quá mới mẻ, nhưng lại rất cần thiết đối với nhiều doanh nghiệp hiện nay. Nếu như để ý kỹ, Sếp sẽ nhận ra hình thức Marketing này được áp dụng rất phổ biến. Đặc biệt là ở thị trường tại Việt Nam.

Vậy Marketing trực tiếp là gì? Vì sao cần phải dùng đến Marketing trực tiếp? Ưu, nhược điểm của hình thức Marketing này là gì? Chiến lược cụ thể ra sao? Các công cụ nào phù hợp? Quy trình xây dựng và thực hiện Marketing trực tiếp như thế nào để đạt hiệu quả cao? Tất cả sẽ được chúng mình chia sẻ trong bài viết này nhé.

Marketing trực tiếp là gì?

marketing truyền thống và trực tiếp

Marketing trực tiếp gồm có truyền thống và hiện đại

Nếu là một Marketer mới vào nghề chắc hẳn Sếp rất muốn tìm hiểu Marketing trực tiếp ngay từ những kiến thức đầu tiên. Vậy để Sếp dễ dàng hình dung hơn về Marketing trực tiếp là gì, mình sẽ chia sẻ theo những kinh nghiệm và sự hiểu biết được đúc kết lại.

Trong tiếng Anh, Marketing trực tiếp được gọi là Direct Marketing. Hiểu theo cách đơn giản, đó là một hình thức quảng cáo được các doanh nghiệp dùng để thu hút và đo lường sự tương tác khách hàng bằng cách trực tiếp. Dựa vào dữ liệu, thông tin có sẵn về khách hàng như: địa chỉ, Email, SĐT… nhằm thiết lập, duy trì, phát triển mối quan hệ giữa doanh nghiệp và họ với nhau. 

Hiện nay, Marketing trực tiếp có hai cách áp dụng, đó là truyền thống và hiện đại. Mỗi một cách đều có các công cụ hỗ trợ riêng. Cụ thể như:

  • Đối với Marketing truyền thống, các công cụ hỗ trợ gồm có: Thư trực tiếp (Direct mail) – postcard, Brochure/ catalogue (Mail order), Tiếp thị từ xa (Telemarketing), Bản tin (Newsletter), Phiếu giảm giá (Coupon), Quảng cáo phúc đáp (Direct Response Advertising), Tiếp thị tận nhà (Door to door marketing).
  • Đối với nhóm hiện đại, các công cụ hỗ trợ và hình thức gồm có: gửi email (Email Marketing), Gửi tin nhắn (SMS Marketing), Mạng xã hội (Social Media).

Vai trò của Marketing trực tiếp trong doanh nghiệp?

Vai trò quan trọng của Marketing trực tiếp trong một doanh nghiệp là:

  • Được tương tác tương trực tiếp với khách hàng, không cần qua khâu trung gian.
  • Thu thập đầy đủ thông tin của khách hàng như: Email, địa chỉ, SĐT….giúp việc chăm sóc sau bán hàng tốt hơn.
  • Thiết lập cơ sở dữ liệu khách hàng nhanh chóng. Từ đó, Marketer sẽ có đầy đủ thông tin của khách hàng để phân tích, đánh giá và đưa ra kế hoạch cho các chương trình Marketing mới cho doanh nghiệp mình.
  • Dễ dàng tương tác trực tiếp với khách hàng nên sớm nhận biết được hành vi của họ như mua hàng, like, share hoặc quan tâm sản phẩm/dịch vụ.
  • Có thể thực hiện ở mọi lúc, mọi nơi. Doanh nghiệp và khách hàng dễ dàng tương tác với nhau qua nhiều công cụ/hình thức như: SĐT, Email, Messenger, Page, Zalo, Fanpage, Group….v.v.

Vì sao nên Marketing trực tiếp?

marketing trục tiếp là gì

Đây là hình thức Marketing giúp tiết kiệm thời gian, mang lại hiệu quả cao trong kinh doanh

Xét về phương diện khách hàng, Marketing trực tiếp giúp tiết kiệm rất nhiều thời gian di chuyển, dễ dàng tìm kiếm sản phẩm/dịch vụ. Đối với doanh nghiệp, có thể nói đây là hình thức giúp xác định nhanh chóng khách hàng tiềm năng. Đồng thời tạo mối quan hệ trước khi khách hàng lựa chọn sử dụng sản phẩm/dịch vụ. 

Ngoài ra, Marketing trực tiếp còn được doanh nghiệp lựa chọn là vì không có quá nhiều dữ liệu bị lọt ra ngoài, bảo mật thông tin tốt. Do đó, sẽ khiến đối thủ cạnh tranh khó lòng mà tìm hiểu, phân tích kế hoạch, chiến lược, hậu mãi của doanh nghiệp mình.

Ưu, nhược điểm của Marketing trực tiếp thế nào?

Sau khi đã chia sẻ về vai trò và lý do vì sao Marketing trực tiếp lại cần thiết đến vậy. Trong phần này mình sẽ chỉ ra ưu, nhược điểm của Marketing để Sếp thấy rõ hơn. Nhìn vào ưu điểm, Sếp có thể nhận ra vì sao Marketing trực tiếp lại được sử dụng phổ biến đến vậy. Dựa vào nhược điểm để khắc phục trước khi bắt đầu tiến hành.

Ưu điểm Marketing trực tiếp 

ưu nhược điểm marketing trục tiếp

Một số ưu điểm nổi bật

Ưu điểm nổi bật của Marketing trực tiếp được nhiều doanh nghiệp đánh giá cao, đó là:

  • Truyền tải thông điệp quảng bá của doanh nghiệp được cá nhân hóa hơn. Thông điệp được truyền tải đúng thời điệp. Từ đó, khách hàng sẽ càng dễ dàng tiếp nhận thông tin sản phẩm/dịch vụ.
  • Duy trì mối quan hệ tốt với khách hàng. Từ đó, tạo được nhiều tệp khách hàng trung thành với doanh nghiệp.
  • Hạn chế việc sao chép, “ăn cắp” chiến dịch Marketing từ phía đối thủ.
  • Được trải nghiệm, đánh giá các chiến dịch Marketing nhanh chóng. Từ đó, hỗ trợ công việc thiết lập cơ sở và cập nhập hồ sơ khách hàng tốt hơn.
  • Đo lường được mức độ hiệu quả hoạt động Marketing trực tuyến dựa vào thông số như: nội dung phản hồi, thái độ khách hàng, tỉ lệ phản hồi…..v.v.

Nhược điểm Marketing trực tiếp 

Mặc dù có rất nhiều ưu điểm, tuy nhiên Marketing cũng còn tồn tại một vài nhược điểm. Sếp có thể tham khảo để có hướng đưa ra chiến lược tốt hơn.

  • Là hình thức Marketing có hiệu quả cao nên doanh nghiệp nào cũng áp dụng. Do đó, nguồn thông tin tiếp thị thường đến với khách hàng nhiều nên sẽ có sự cạnh tranh cao.
  • Nếu không đưa ra kế hoạch Marketing trực tiếp cụ thể, đúng hướng và phù hợp với đối tượng khách hàng mục tiêu. Sếp có thể nhận về kết quả không như mong muốn. Như vậy, doanh nghiệp sẽ bị lãng phí nguồn tài nguyên này.
  • Để có hiệu quả cao trong việc tiếp thị sản phẩm, ít nhất Sếp phải thật sự hiểu các loại hình Marketing trực tiếp. Ngoài ra, Sếp cũng cần phải hiểu các quy định pháp luật liên quan đến việc bảo vệ quyền riêng tư và thông tin của tệp khách hàng.

Quy trình xây dựng chiến lược Marketing trực tiếp

Phải thú thật với các Sếp là, trước đây khi mới bắt đầu xây dựng chiến lược Marketing trực tiếp, mình khá lúng túng không biết phải thực hiện quy trình như thế nào mới hiệu quả. Sau thời gian tìm tòi, học hỏi từ các chuyên gia trong ngành, cộng với những kinh nghiệm đã đúc kết lại.

Mình hiểu để có một quy trình xây dựng chiến lược cho Marketing trực tiếp vô cùng dễ dàng. Nếu Sếp đang gặp khó khăn và không biết phải đưa ra chiến lược như thế nào, hãy tham khảo và áp dụng theo cách của mình xem sao.

Bước 1 – xác định mục tiêu

xác định mục tiêu

3 mục tiêu chính cần xác định

Ở bước này mình sẽ chia mục tiêu thành ba phần. Đó là mục tiêu thị trường, mục tiêu xây dựng mối quan hệ với khách hàng và mục tiêu bán hàng.

  • Đối với mục tiêu thị trường: Marketing trực tiếp cho phép mình tự cung cấp thông tin về đặc điểm, xu hướng thị trường dựa theo khách hàng và những ý kiến phản hồi của họ. Từ đó, mình có thể nắm bắt thị trường, định vị khách hàng mục tiêu, thấu hiểu mong muốn và nhu cầu của họ để xác định động cơ tiêu dùng.
  • Đối với mục tiêu xây dựng mối quan hệ khách hàng: việc duy trì và gắn bó mối quan hệ với khách hàng là điều cần thiết giúp tăng trưởng lợi nhuận kinh doanh. Khi đã xây dựng được mối quan hệ với khách hàng, Sếp sẽ nhận được thiện cảm, sự hài lòng và kích thích họ quay trở lại. Dần dần trở thành khách hàng trung thành của doanh nghiệp Sếp.
  • Đối với mục tiêu bán hàng: Marketing trực tiếp chính là giải pháp hữu hiệu giúp doanh nghiệp nhanh chóng tăng doanh thu cao. Chỉ cần nội dung giới thiệu, miêu tả sản phẩm hấp dẫn kèm với lời đề nghị thuyết phục được đến đúng với khách hàng mục tiêu Sếp hoàn toàn có thể “bán hàng” bằng hình thức Marketing này. 

Bước 2 – Xây dựng data

xây dựng data khách hàng mục tiêu

Xây dựng data khách hàng chất lượng, đầy đủ thông tin sẽ có nhiều cơ hội tạo ra chiến lược Marketing 

Xây dựng data là bước quan trọng quyết định sự thành công của toàn bộ chiến lược Marketing. Hiện nay, có nhiều nơi cung cấp data cho các doanh nghiệp thực hiện Marketing trực tiếp. Thế nhưng về mức chính xác và tin cậy của những data này khó lòng mà kiểm chứng được.

Vì thế, để có nguồn data chất lượng, đúng với đối tượng mục tiêu. Sếp cần phải có đầy đủ thông tin về khách hàng như: tên, địa chỉ, số điện thoại, lịch sử mua bán, thu nhập, sở thích, hành vi, ngày sinh…..v.v. Nếu càng có thông tin chính xác, rõ ràng về khách hàng Sếp sẽ càng có cơ hội tạo ra chiến lược Marketing trực tiếp hiệu quả hơn. 

Bước 3 – Lựa chọn hình thức thực hiện Marketing trực tiếp

Hiện nay có khá nhiều hình thức Marketing xuất hiện. Tuy nhiên, Marketing trực tiếp vẫn luôn được người dùng ưu ái chọn lựa hơn. Để có cơ hội chăm sóc và tìm kiếm khách hàng, mỗi một hình thức Marketing trực tiếp sẽ có cách hoạt động và ưu nhược điểm khác nhau.

Vì thế, Sếp không nên áp dụng một cách tùy tiện và tràn lan với tất cả hình thức này. Thay vào đó là dựa vào đặc điểm sản phẩm/dịch vụ và mục đích kinh doanh để đưa ra hình thức Marketing phù hợp nhất. 

Một số hình thức phổ biến giúp Marketing trực tiếp có hiệu quả nhất vẫn là:

  • Dùng phiếu thăm dò khách hàng trực tiếp thông qua việc cung cấp và nhận phản hồi sẽ giúp doanh nghiệp tìm ra những sai sót để điều chỉnh lại hoàn thiện hơn.
  • Dùng chiến thuật để quảng cáo tại địa điểm bán hàng nhằm gây ấn tượng đặc biệt, tạo động lực sử dụng sản phẩm/dịch vụ với khách hàng bằng những hình thức như: voucher, quà tặng, khuyến mãi, giảm giá….v.v.
  • Tổ chức sự kiện ngoài trời sẽ thu hút được nhiều khách hàng. Hiện nay, có rất nhiều doanh nghiệp áp dụng hình thức này để thu hút người mua.
  • Sử dụng Catalog là hình thức tạo điểm nhấn ấn tượng với khách hàng. Sếp có thể đưa những thông tin cần thiết về sản phẩm/dịch và một số hình ảnh hoặc mẫu đi kèm rồi gửi tới khách hàng qua đường bưu điện. Dựa trên cuốn Catalog, khách hàng sẽ thấy được sự chỉn chu của Sếp và đặt hàng theo đúng nhu cầu sử dụng.
  • Sử dụng thư cũng là cách Marketing trực tiếp được nhiều doanh nghiệp áp dụng. Sếp có thể “chào hàng” bằng cách gửi thư tới tận địa chỉ của khách hàng kèm thông tin hoặc gửi quà tặng để cảm ơn họ.
  • Điện thoại là một trong những công cụ không chỉ hỗ trợ Marketing trực tiếp mà còn giúp doanh nghiệp có thêm phương tiện để liên hệ với khách hàng. Marketing qua điện thoại sẽ truyền tải được thông điệp rõ ràng, hiểu và giải đáp những điều khách hàng cần hơn.
  • Marketing qua truyền hình sẽ giúp khách hàng biết đến sản phẩm/dịch vụ và hình ảnh của doanh nghiệp Sếp. Hiện nay, số lượng người xem truyền hình ngày một cao. Vì thế nếu áp dụng tốt Sếp sẽ nhận thấy hiệu quả khá là bất ngờ mà chi phí không quá tốn kém.
  • Đài, báo và tạp chí là nơi được rất nhiều người quan tâm. Vì thế đây cũng là một trong những công cụ Marketing trực tiếp rất tốt để Sếp có thể áp dụng “bán hàng”, quảng cáo, tiếp thị.
  • Sử dụng Internet đang là hình thức Marketing trực tiếp hiện đại. Hiện nay, nguồn Internet đang chiếm lượng người sử dụng khá đông. Do đó, Sếp có thể đưa hình ảnh, thông tin sản phẩm/dịch vụ của thương hiệu mình tới gần hơn với khách hàng mục tiêu. 

Bước 4 – Đo lường hiệu quả và điều chỉnh nếu cần thiết

Đây là bước cuối cùng trong chiến dịch Marketing trực tiếp. Mặc dù chỉ là đo lường, hiệu quả và phân tích, điều chỉnh khi cần nhưng cũng là bước quan trọng quyết định sự thành công. Từ việc đo lường, phân tích và điều chỉnh Sếp sẽ dễ dàng định hướng “tương lai” cho các kế hoạch Marketing khác cho doanh nghiệp của mình.

Case study về Marketing trực tiếp

case-marketing-canva

Case study nổi bật, ấn tượng có chiến thuật Marketing trực tiếp tốt

Để đi tới sự thành công vang dội, nhiều thương hiệu nổi tiếng đã thực hiện Marketing trực tiếp có hiệu quả cao. Điển hình như case study: Toyota Corolla và Cava đã áp dụng. 

Toyota Corolla

Theo khảo sát gần đây nhất, Toyota Corolla luôn đưa ra chiến lược Marketing trực tiếp mang tính thiết thực. Họ đã đầu tư công sức, sự cố gắng và tâm huyết tạo ra chiến lược. Đồng thời sử dụng những chiêu thức quảng cáo gây sốc khiến công chúng “nhớ lâu”.

Đặc biệt, phần nội dung Toyota Corolla luôn có sức hấp dẫn, tạo ấn tượng tốt về thương hiệu ngay từ ban đầu. Ngoài ra, họ còn áp dụng khá nhiều nội dung độc đáo, tạo thêm tính trào lưu cực kỳ hot để “thu hút” khách hàng.

Canva

Canva là một cái tên mình nghĩ nhiều người biết đến, đặc biệt là dân design. Theo như mình được biết, Canva luôn đưa ra những ý tưởng Marketing trực tiếp vô cùng mới mẻ, độc đáo. Tất cả ý tưởng của họ đều hướng tới thông tin hữu ích, đáp ứng đúng sự quan tâm của khách hàng. 

Hình thức Marketing chủ yếu của Canva là Email. Khi có sản phẩm mới Canva sẽ gửi ngay cho những người đã đăng ký với sự trình bày chỉn chu, cụ thể rõ ràng nhất. Điều này khiến khách hàng dễ dàng hình dung và hiểu được thông điệp Canva muốn truyền đạt với họ. Đó là một trong những yếu tố đã tạo nên sự thành công của Canva và ngày càng được khách hàng đánh giá cao.

Với những nội dung mà mình chia sẻ, chắc hẳn Sếp đã hiểu rằng Marketing trực tiếp là gì, ưu nhược điểm và quy trình xây dựng chiến lược như thế nào để có hiệu quả cao. Hy vọng, với những chia sẻ của mình sẽ giúp ích cho Sếp trong quá trình tìm hiểu trước khi bắt tay vào áp dụng hình thức Marketing này.

Sếp hãy nhớ, cho dù là hình thức Marketing nào thì cũng đều cần có sự đầu tư, chỉn chu và nỗ lực kiên trì. Chúc Sếp vận dụng thành công và sớm có hiệu quả trong thời gian sớm nhất. 

Comments are closed.