Marketing trực tiếp là một hình thức Marketing tuy không quá mới mẻ, nhưng lại rất cần thiết đối với nhiều doanh nghiệp hiện nay. Nếu như để ý kỹ, Sếp sẽ nhận ra hình thức Marketing này được áp dụng rất phổ biến. Đặc biệt là ở thị trường tại Việt Nam.
Vậy Marketing trực tiếp là gì? Vì sao cần phải dùng đến Marketing trực tiếp? Ưu, nhược điểm của hình thức Marketing này là gì? Chiến lược cụ thể ra sao? Các công cụ nào phù hợp? Quy trình xây dựng và thực hiện Marketing trực tiếp như thế nào để đạt hiệu quả cao? Tất cả sẽ được chúng mình chia sẻ trong bài viết này nhé.
Marketing trực tiếp gồm có truyền thống và hiện đại
Nếu là một Marketer mới vào nghề chắc hẳn Sếp rất muốn tìm hiểu Marketing trực tiếp ngay từ những kiến thức đầu tiên. Vậy để Sếp dễ dàng hình dung hơn về Marketing trực tiếp là gì, mình sẽ chia sẻ theo những kinh nghiệm và sự hiểu biết được đúc kết lại.
Trong tiếng Anh, Marketing trực tiếp được gọi là Direct Marketing. Hiểu theo cách đơn giản, đó là một hình thức quảng cáo được các doanh nghiệp dùng để thu hút và đo lường sự tương tác khách hàng bằng cách trực tiếp. Dựa vào dữ liệu, thông tin có sẵn về khách hàng như: địa chỉ, Email, SĐT… nhằm thiết lập, duy trì, phát triển mối quan hệ giữa doanh nghiệp và họ với nhau.
Hiện nay, Marketing trực tiếp có hai cách áp dụng, đó là truyền thống và hiện đại. Mỗi một cách đều có các công cụ hỗ trợ riêng. Cụ thể như:
Vai trò quan trọng của Marketing trực tiếp trong một doanh nghiệp là:
Đây là hình thức Marketing giúp tiết kiệm thời gian, mang lại hiệu quả cao trong kinh doanh
Xét về phương diện khách hàng, Marketing trực tiếp giúp tiết kiệm rất nhiều thời gian di chuyển, dễ dàng tìm kiếm sản phẩm/dịch vụ. Đối với doanh nghiệp, có thể nói đây là hình thức giúp xác định nhanh chóng khách hàng tiềm năng. Đồng thời tạo mối quan hệ trước khi khách hàng lựa chọn sử dụng sản phẩm/dịch vụ.
Ngoài ra, Marketing trực tiếp còn được doanh nghiệp lựa chọn là vì không có quá nhiều dữ liệu bị lọt ra ngoài, bảo mật thông tin tốt. Do đó, sẽ khiến đối thủ cạnh tranh khó lòng mà tìm hiểu, phân tích kế hoạch, chiến lược, hậu mãi của doanh nghiệp mình.
Ưu, nhược điểm của Marketing trực tiếp thế nào?
Sau khi đã chia sẻ về vai trò và lý do vì sao Marketing trực tiếp lại cần thiết đến vậy. Trong phần này mình sẽ chỉ ra ưu, nhược điểm của Marketing để Sếp thấy rõ hơn. Nhìn vào ưu điểm, Sếp có thể nhận ra vì sao Marketing trực tiếp lại được sử dụng phổ biến đến vậy. Dựa vào nhược điểm để khắc phục trước khi bắt đầu tiến hành.
Một số ưu điểm nổi bật
Ưu điểm nổi bật của Marketing trực tiếp được nhiều doanh nghiệp đánh giá cao, đó là:
Mặc dù có rất nhiều ưu điểm, tuy nhiên Marketing cũng còn tồn tại một vài nhược điểm. Sếp có thể tham khảo để có hướng đưa ra chiến lược tốt hơn.
Phải thú thật với các Sếp là, trước đây khi mới bắt đầu xây dựng chiến lược Marketing trực tiếp, mình khá lúng túng không biết phải thực hiện quy trình như thế nào mới hiệu quả. Sau thời gian tìm tòi, học hỏi từ các chuyên gia trong ngành, cộng với những kinh nghiệm đã đúc kết lại.
Mình hiểu để có một quy trình xây dựng chiến lược cho Marketing trực tiếp vô cùng dễ dàng. Nếu Sếp đang gặp khó khăn và không biết phải đưa ra chiến lược như thế nào, hãy tham khảo và áp dụng theo cách của mình xem sao.
3 mục tiêu chính cần xác định
Ở bước này mình sẽ chia mục tiêu thành ba phần. Đó là mục tiêu thị trường, mục tiêu xây dựng mối quan hệ với khách hàng và mục tiêu bán hàng.
Xây dựng data khách hàng chất lượng, đầy đủ thông tin sẽ có nhiều cơ hội tạo ra chiến lược Marketing
Xây dựng data là bước quan trọng quyết định sự thành công của toàn bộ chiến lược Marketing. Hiện nay, có nhiều nơi cung cấp data cho các doanh nghiệp thực hiện Marketing trực tiếp. Thế nhưng về mức chính xác và tin cậy của những data này khó lòng mà kiểm chứng được.
Vì thế, để có nguồn data chất lượng, đúng với đối tượng mục tiêu. Sếp cần phải có đầy đủ thông tin về khách hàng như: tên, địa chỉ, số điện thoại, lịch sử mua bán, thu nhập, sở thích, hành vi, ngày sinh…..v.v. Nếu càng có thông tin chính xác, rõ ràng về khách hàng Sếp sẽ càng có cơ hội tạo ra chiến lược Marketing trực tiếp hiệu quả hơn.
Hiện nay có khá nhiều hình thức Marketing xuất hiện. Tuy nhiên, Marketing trực tiếp vẫn luôn được người dùng ưu ái chọn lựa hơn. Để có cơ hội chăm sóc và tìm kiếm khách hàng, mỗi một hình thức Marketing trực tiếp sẽ có cách hoạt động và ưu nhược điểm khác nhau.
Vì thế, Sếp không nên áp dụng một cách tùy tiện và tràn lan với tất cả hình thức này. Thay vào đó là dựa vào đặc điểm sản phẩm/dịch vụ và mục đích kinh doanh để đưa ra hình thức Marketing phù hợp nhất.
Một số hình thức phổ biến giúp Marketing trực tiếp có hiệu quả nhất vẫn là:
Đây là bước cuối cùng trong chiến dịch Marketing trực tiếp. Mặc dù chỉ là đo lường, hiệu quả và phân tích, điều chỉnh khi cần nhưng cũng là bước quan trọng quyết định sự thành công. Từ việc đo lường, phân tích và điều chỉnh Sếp sẽ dễ dàng định hướng “tương lai” cho các kế hoạch Marketing khác cho doanh nghiệp của mình.
Case study nổi bật, ấn tượng có chiến thuật Marketing trực tiếp tốt
Để đi tới sự thành công vang dội, nhiều thương hiệu nổi tiếng đã thực hiện Marketing trực tiếp có hiệu quả cao. Điển hình như case study: Toyota Corolla và Cava đã áp dụng.
Theo khảo sát gần đây nhất, Toyota Corolla luôn đưa ra chiến lược Marketing trực tiếp mang tính thiết thực. Họ đã đầu tư công sức, sự cố gắng và tâm huyết tạo ra chiến lược. Đồng thời sử dụng những chiêu thức quảng cáo gây sốc khiến công chúng “nhớ lâu”.
Đặc biệt, phần nội dung Toyota Corolla luôn có sức hấp dẫn, tạo ấn tượng tốt về thương hiệu ngay từ ban đầu. Ngoài ra, họ còn áp dụng khá nhiều nội dung độc đáo, tạo thêm tính trào lưu cực kỳ hot để “thu hút” khách hàng.
Canva là một cái tên mình nghĩ nhiều người biết đến, đặc biệt là dân design. Theo như mình được biết, Canva luôn đưa ra những ý tưởng Marketing trực tiếp vô cùng mới mẻ, độc đáo. Tất cả ý tưởng của họ đều hướng tới thông tin hữu ích, đáp ứng đúng sự quan tâm của khách hàng.
Hình thức Marketing chủ yếu của Canva là Email. Khi có sản phẩm mới Canva sẽ gửi ngay cho những người đã đăng ký với sự trình bày chỉn chu, cụ thể rõ ràng nhất. Điều này khiến khách hàng dễ dàng hình dung và hiểu được thông điệp Canva muốn truyền đạt với họ. Đó là một trong những yếu tố đã tạo nên sự thành công của Canva và ngày càng được khách hàng đánh giá cao.
Với những nội dung mà mình chia sẻ, chắc hẳn Sếp đã hiểu rằng Marketing trực tiếp là gì, ưu nhược điểm và quy trình xây dựng chiến lược như thế nào để có hiệu quả cao. Hy vọng, với những chia sẻ của mình sẽ giúp ích cho Sếp trong quá trình tìm hiểu trước khi bắt tay vào áp dụng hình thức Marketing này.
Sếp hãy nhớ, cho dù là hình thức Marketing nào thì cũng đều cần có sự đầu tư, chỉn chu và nỗ lực kiên trì. Chúc Sếp vận dụng thành công và sớm có hiệu quả trong thời gian sớm nhất.