Chiến Lược Marketing Mix – Hành Trình “Tiếp Nối” Thành Công – Nhân Cách Việt Đào tạo THÁI ĐỘ SỐNG, KỸ NĂNG SỐNG cho Thanh Thiếu Niên

Chiến Lược Marketing Mix – Hành Trình “Tiếp Nối” Thành Công

CÁCH TÍNH ĐIỂM HÒA VỐN TRONG KINH DOANH
11 Tháng mười hai, 2022
Marketing Trực Tiếp – Thiết Lập, Duy Trì Và Phát Triển
11 Tháng mười hai, 2022

Chiến Lược Marketing Mix – Hành Trình “Tiếp Nối” Thành Công

Chiến lược Marketing Mix đang là một trong những chủ đề hot gần đây. Nhiều doanh nghiệp tìm đến Marketing với mong muốn tiếp cận khách nhanh chóng. Với xu hướng lựa chọn Marketing Mix như hiện nay, Sếp phải hiểu rằng đây chính là công cụ “kiếm cơm” của các doanh nghiệp. 

Vậy Marketing Mix là gì? Chiến lược Marketing Mix ra sao? Ưu, nhược điểm của công cụ này thế nào? Quy trình xây dựng như thế nào phù hợp?  Khi xây dựng Marketing Mix cần lưu ý những gì…..Mọi chi tiết đều được chia sẻ trong bài viết của mình.

Khái quát về chiến lược Marketing Mix

Marketing Mix là một hệ thống bao gồm các công cụ tiếp thị. Thường các Marketers sẽ sử dụng chúng với mục đích tiếp thị, quảng cáo sản phẩm/dịch vụ nhằm giúp doanh nghiệp tiếp cận đúng phân khúc khách hàng tiềm năng. Do đó, để có được hiệu quả đúng như mong muốn hoặc hơn thế. Các doanh nghiệp sẽ phải đưa ra chiến lược Marketing thật tốt cho thương hiệu của mình.

Marketing Mix là gì?

marketing mix 7p

Marketing Mix là một thuật ngữ dùng trong Marketing do Neil Borden sáng lập ra

Marketing Mix là một thuật ngữ đã được dùng từ năm 1953. Người sáng lập và sử dụng đầu tiên chính là Neil Borden – chủ tịch hiệp hội Marketing tại Hoa Kỳ. Tuy nhiên vào năm 1960, E. Jerome McCarthy – một nhà tiếp thị nổi tiếng đã đề nghị Neil Borden được phân loại khái niệm Marketing Mix thành 4P. Từ đó, hệ thống công cụ này càng được áp dụng rộng rãi hơn.

Chiến lược Marketing Mix là gì?

Chiến lược Marketing Mix hay còn gọi là chiến lược Marketing hỗn hợp. Nó được dùng phổ biến nhằm tiếp thị, quảng bá sản phẩm/dịch vụ tới khách hàng/thị trường mục tiêu. Trong chiến dịch này, các yếu tố Marketing sẽ được kết hợp với nhau, đáp ứng đúng mục đích tiếp thị Sếp muốn hướng tới.

Theo truyền thống, Marketing Mix gồm có 4P và được cấu tạo thành 4 yếu tố như: Product (sản phẩm), Place (phân phối), Price (giá cả) và Promotion (xúc tiến thương mại). Tuy nhiên, sau một thời gian dài cùng với sự cải tiến hiện đại. Marketing Mix đã được “nâng cấp” vượt bậc và phát triển hơn.

mô hình marketing mix 4p

Một chiến lược Marketing tốt là phải đầy đủ các yếu tố cần thiết giúp phát triển doanh nghiệp

Vì sao cần phải lên chiến lược Marketing Mix?

Hiện nay, chiến lược Marketing Mix vô cùng quan trọng và cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp. Công cụ này giúp các doanh nghiệp xác định được nhiều lựa chọn trong việc quảng bá sản phẩm, giá cả, kênh phân phối, tiếp thị,… Từ đó các doanh nghiệp có thể đáp ứng đúng nhu cầu của khách hàng đưa ra mục tiêu một cách đúng đắn, nhanh chóng.

Ngoài ra, xây dựng chiến lược Marketing Mix còn giúp các doanh nghiệp đi đúng hướng, đạt mục tiêu và có hiệu quả trong công việc. Đồng thời chọn được phương án phù hợp, hạn chế tổn thất không đáng có trong kinh doanh.

Ưu điểm của chiến lược Marketing Mix

ưu điểm marketing mix

Ưu và nhược điểm của Marketing Mix

Với nhiều năm kinh nghiệm trong nghề, mình đã đúc kết được một số ưu điểm của chiến lược Marketing Mix mang lại. Với những ưu điểm này, mình tin chắc với một Marketer chuyên nghiệp hay mới vào nghề cũng đều thích thú. Đó là:

  • Đơn giản hóa và đã được tập hợp các khái niệm về nhiều hình thức tiếp thị thành một. Như vậy sẽ làm cho quá trình tiếp thị, quảng bá dễ dàng thực hiện và quản lý hơn.
  • Cho phép tách các hoạt động tiếp thị khỏi những hoạt động khác của công ty. Đồng thời phân quyền nhiệm vụ tiếp thị cho các chuyên gia cao cấp.
  • Cho phép doanh nghiệp thay đổi mọi hoạt động tiếp thị đúng theo nguồn lực. Tạo điều kiện thị trường và nhu cầu của khách hàng cao.

Nhược điểm của Marketing Mix

Ngoài những ưu điểm, mình nhận thấy trong chiến lược Marketing Mix vẫn còn một số nhược điểm Sếp cần để tâm. Đó là:

  • Marketing Mix không quan tâm đến hành vi của khách hàng mà chỉ định hướng.
  • Công cụ này luôn coi khách hàng là người thụ động. Vì thế nó không cho phép tương tác và nắm bắt các mối quan hệ.
  • Thường chỉ dùng để tập trung phân tích vào một sản phẩm chính. Tuy nhiên, theo mình thấy hiện nay các công ty thường không bán lẻ một sản phẩm duy nhất. 

Các mô hình trong chiến lược Marketing Mix

Như đã chia sẻ ở trên, Marketing Mix xuất hiện từ rất lâu đời và được cải tiến theo nhiều mô hình mới phát triển hơn. Theo như sự hiểu biết của mình cùng với kinh nghiệm được chia sẻ từ những người đi trước. Hiện nay, Marketing Mix có 5 mô hình phổ biến nhất. 

Mô hình Marketing Mix 4P

mô hình marketing mix

Mô hình xuất hiện đầu tiên và cũng được dùng phổ biến nhất

Mô hình Marketing 4P gồm có: Product (Sản phẩm), Price (Giá cả), Place (Địa điểm), Promotion (Quảng bá). Ý nghĩa và chức năng của từng P là:

  • Product (Sản phẩm): Đề cập đến mặt hàng thực sự đang được bán. Sản phẩm phải cung cấp mức hiệu suất tối thiểu.
  • Price (Giá cả): Đề cập đến giá trị được đặt cho một sản phẩm, phụ thuộc vào chi phí sản xuất, phân khúc thị trường, cung – cầu, ….Vì thế, Sếp có thể đưa ra một số chiến lược được gắn liền về giá với kế hoạch kinh doanh tổng thể nhất. 
  • Place (Địa điểm): Đây là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng đối với sự thành công của một doanh nghiệp bán lẻ. Vì nó đề cập đến điểm bán hàng. Mục tiêu chính của chiến lược phân phối là thu hút sự chú ý của người tiêu dùng.
  • Promotion (Quảng bá): Đề cập đến các hoạt động đưa sản phẩm hoặc dịch vụ đến với khách hàng. Bao gồm quảng cáo, truyền miệng, báo chí, khuyến khích, hoa hồng và giải thưởng cho thương mại, các kế hoạch tiêu dùng, tiếp thị trực tiếp, các cuộc thi và giải thưởng.

Mô hình Marketing 6P

Mô hình Marketing Mix 6P có sự nâng cấp hơn mô hình 4P một chút. Đó là:

  • People (Con người): Chính là những thành phần tham gia vào quá trình tiếp thị ở cả hai phía của cuộc trao đổi. Khi có sự tương tác của nhân viên và khách hàng sẽ quyết định hành vi mua hàng cùng với những phản hồi nhanh chóng.
  • Presentation (Cách trình bày): Đây là cách sản phẩm xuất hiện trên thị trường. Vì thế, bao bì sản phẩm, thông điệp và thương hiệu cần phải được chỉn chu nhất.

Mô hình Marketing Mix 7P

marketing-mix-7p

Mô hình nâng cấp của Marketing 4P

Với sự cải tiến ngày càng vượt bậc. Từ Marketing 4P, 6P đã được mở rộng thành 7P, bao gồm: Product (Sản phẩm), Price (Giá cả), Place (Địa điểm), Promotion (Quảng bá), People (con người), Process (Quy trình), Physical Evidence (cơ sở hạ tầng, vật chất hỗ trợ marketing) Trong đó, Physical evidence (Bằng chứng vật chất) có các yếu tố như: bao bì sản phẩm, biên lai giao hàng, bảng chỉ dẫn hoặc cách bố trí của một cửa hàng thực.

Mô hình Marketing Mix 4C

Khách với các Marketing Mix trên. Mô hình Marketing 4C tập trung nhiều hơn vào khách hàng, thay vì công việc kinh doanh như 4P, 6P và 7P. Đó là:

  • Consumer (Khách hàng): Tập trung vào giải quyết vấn đề cho người tiêu dùng hơn là tạo ra sản phẩm. Vì vậy, đòi hỏi doanh nghiệp phải nghiên cứu hành vi và nhu cầu của người tiêu dùng.
  • Cost (Chi phí): Chi phí bao gồm thời gian nghiên cứu sản phẩm và mua hàng. 
  • Convenience ( Sự tiện lợi): Sự gia tăng của Marketing và mua hàng trực tuyến đã làm tăng tầm quan trọng của sự thuận tiện trong các quyết định của khách hàng hơn là vị trí thực tế.
  • Communication (Giao tiếp): Một cuộc đối thoại phụ thuộc các hoạt động quảng cáo, tiếp thị giữa người bán và khách hàng trên các phương tiện truyền thông. Tuy nhiên, trong Marketing Mix, có thể thông qua các Email mà khách hàng chọn tham gia hoặc bắt đầu, bài đăng trên blog, trang web, quảng cáo được tài trợ và các kênh truyền thông xã hội.

Mô hình Marketing Mix SAVE

Mô Hình SAVE được đề xuất như một giải pháp thay thế ưu việt cho mô hình 4P. Đó là:

  • Solution (Giải pháp): Sản phẩm của Sếp có thể có hàng trăm tính năng. Nhưng tính năng nào giải quyết cụ thể nhu cầu thực tế của khách hàng? 
  • Access (Khả năng tiếp cận): Gợi ý một địa điểm cố định để tăng khả năng tiếp cận khách hàng.
  • Value (Giá trị): Thay vì một con số giá cả, Sếp nên nghĩ về giá trị nhận thức của khách hàng. 
  • Education (Giáo dục): Giành được khách hàng bằng cách cung cấp cho họ thông tin hữu ích và cho họ quyền quyết định thay vì chỉ tập trung vào quảng cáo.

Quy trình xây dựng chiến lược Marketing Mix

3 bước xây dựng chiến lược marketing

Quy trình 3 bước cơ bản

Để có sự hiệu quả tốt trong việc đưa ra chiến lược Marketing Mix. Mình thường thực hiện quy trình chỉ 3 bước đơn giản. Do đó, Sếp có thể tham khảo và áp dụng khi cần.

Nghiên cứu thị trường

Nghiên cứu thị trường là một trong những bước quan trọng giúp mình xác định được chiến lược trong Marketing. Cụ thể:

  • Tham gia vào nghiên cứu thị trường để hiểu nhu cầu của người mua.
  • Nói chuyện với khách hàng để tìm ra những khó khăn của họ và xem cần giải quyết vấn đề nào trong dòng sản phẩm hoặc dịch vụ hiện tại.
  • Theo dõi xu hướng của ngành, xác định nhu cầu tiềm năng trên thị trường của doanh nghiệp.
  • Hợp tác với nhóm sản phẩm trong quá trình phát triển sản phẩm để đảm bảo sản phẩm đáp ứng nhu cầu của người mua.
  • Khảo sát khách hàng đã thử nghiệm sản phẩm, tiếp thu kết quả và phản hồi của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ đã cung cấp.

Xác định mục tiêu thị trường và khách hàng

Thu thập đủ dữ liệu về người tiêu dùng, phát triển bức tranh toàn cảnh về người mua lý tưởng của mình. Cụ thể:

  • Vấn đề của khách hàng mục tiêu là gì?
  • Sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp giải quyết những nhu cầu đó như thế nào?
  • Khách hàng mục tiêu cảm thấy thế nào về sản phẩm của doanh nghiệp và của đối thủ cạnh tranh? 
  • Những yếu tố thúc đẩy khách hàng mục tiêu mua hàng là gì?

Xác định mục tiêu và các yếu tố thuộc chiến lược Marketing Mix 

Xác định mục tiêu bán hàng và tăng trưởng. Đặc biệt là ngân sách của doanh nghiệp cho những ý tưởng ​​tiếp thị. Nếu chọn một chiến thuật tiếp thị phù hợp sẽ giúp Sếp tiếp cận đối tượng mục tiêu và đạt được những điều mong muốn.

Một số lưu ý khi xây dựng chiến lược Marketing Mix 

chiến lược marketing mix

Những lưu ý đặc biệt

Đối với mô hình Marketing Mix, để phát triển và khai thác hiệu quả nhất. Sếp cần tham khảo một số lưu ý như sau:

  • Xác định sản phẩm cụ thể đâu mới là nơi để sản phẩm đó xuất hiện. Cần nêu địa điểm rõ ràng.
  • Mô tả đối tượng khách hàng mục tiêu mà Sếp nhắm đến chiến lược của mình. Xác định chân dung và hình thành nên những trải nghiệm khách hàng sao cho tối ưu nhất.
  • Dành thời gian tham gia vào các nghiên cứu thị trường, phát triển sản phẩm, thu thập phản hồi và đánh giá của người tiêu dùng.
  • Lựa chọn chiến thuật, công cụ truyền thông và quảng cáo phù hợp đối với từng nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp. 
  • Lựa chọn kênh phân phối hiệu quả, thích hợp đối với cả sản phẩm và mô hình kinh doanh của doanh nghiệp.

Chiến lược Marketing Mix vô có thể nói là quan trọng và cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp. Nó sẽ giúp Sếp xác định được nhiều lựa chọn trong tiếp thị về sản phẩm, giá cả, kênh phân phối, tiếp thị,… Qua đó, Sếp có thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng mục tiêu đúng và nhanh nhất.

Vậy là qua chia sẻ của mình, Sếp cũng đã hiểu chiến lược Marketing Mix là gì và những thông tin xoay quanh chủ đề này. Theo sự nhìn nhận của mình và đánh giá chung từ phía các chuyên gia trong ngành thì đây là một hình thức cần thiết giúp phát triển thương hiệu. Hy vọng qua đó, Sếp có thể nắm bắt và áp dụng thành công.

Cảm tạ các sếp đã luôn theo dõi và ủng hộ 3 Độ. Nếu các sếp cần dịch vụ gì bên mình, hãy để lại thông tin mình sẽ tư vấn chi tiết hơn nhé:

Comments are closed.