Chẳng có ai là hoàn hảo trên thế giới này, ai cũng có ít nhất là một khiếm khuyết muốn che giấu không cho người khác biết. Tất nhiên, một thói quen xấu không bao giờ có thể phá hỏng toàn bộ cả cuộc đời một con người.
Nhưng, có thể trong một tình huống nào đó, nó có thể khiến cho nỗ lực của bạn tan biến, kết quả là chẳng nắm trong tay thành tựu gì mà tiền bạc lại không có.
1. “Bệnh cao su” là bệnh giết-người-không-dao
Một nghiên cứu của Đại học San Francisco đã công bố một kết quả liên quan đến “tính trễ giờ kinh niên” là tính cách này còn kéo theo một loạt những thói quen xấu khác như hay lo lắng, thiếu tự chủ, độc lập và có khuynh hướng mạo hiểm. Khi đi học, bạn cho rằng trễ 1, 2 phút không sao, nhưng đến khi đi làm, trong một môi trường chuyên nghiệp thì 1, 2 phút có thể khiến bạn bị đuổi việc bất cứ lúc nào không hay.
2. Luôn luôn đồng ý với ý kiến của người khác không khác gì việc phản bội lại chính mình
Bạn nghĩ rằng cứ làm theo lời người khác là tốt cho bản thân mình? Không, bạn sai rồi. Chỉ vì muốn cuộc sống của mình yên ổn nên cứ “gió chiều nào thì xoay chiều đấy”, bạn chẳng giữ chính kiến, thì chắc chắn một ngày nào đó, gió sẽ thổi tung bạn lên. Khi đi làm, bạn phải có ý kiến của riêng mình, phải xem xét việc nào đúng việc nào sai để làm theo. Hãy làm những gì thực sự tốt cho mình để khiến bản thân mình nổi bật.
3. Nói dối nhiều đến nỗi không phân biệt được lúc nào cần nói thật
Bạn có tin là nói dối nhiều có thể khiến bạn sập bẫy của chính mình bất cứ lúc nào không. Nói dối 1 lần, rồi vì một lẽ nào đó lại phải nói dối thêm một lần nữa, rồi quen miệng lại tiếp tục nói dối, nói dối rồi lại nói dối. Cứ thế, bạn sẽ chìm vào kịch bản “lạc hướng” của mình, nếu không nhận ra và từ bỏ sớm thì chắc chắn là lạc hướng thật.
4. Thói quen lãng phí tiền đã ăn vào máu
Lãng phí tiền bạc là thói quen đáng trách nhất, nhưng bạn lại cho rằng thói quen nào cũng có thể sửa, chỉ là sớm hay muộn thôi. Tuy nhiên, thói xấu này có thể đẩy bạn xuống đáy của bi kịch tài chính bất cứ khi nào. Tiết kiệm ngay bây giờ, chưa khi nào là muộn cả, luôn luôn tốt cho bạn.
5. Không biết chăm sóc bản thân là gây hại cho bản thân
Ví dụ đơn cử là nếu không biết chăm sóc sức khỏe cho chính mình, ăn uống không đầy đủ, không tập thể dục, thì bản thân còn chưa lo được, sao còn mơ mộng đến ngày giúp ích cho xã hội? Không chỉ phải chăm lo cho sức khỏe mà còn phải biết đầu tư đúng mực vào giáo dục, đây là hai lĩnh vực cần phải chú trọng nhất của một con người. Có như thế, bạn sẽ thấy bản thân mình có thể giúp ích cho cuộc đời.