Thay đổi thực tế của chính mình – Nhân Cách Việt Đào tạo THÁI ĐỘ SỐNG, KỸ NĂNG SỐNG cho Thanh Thiếu Niên

Thay đổi thực tế của chính mình

MUỐN CON CÔNG THÀNH DANH TOẠI, CHA MẸ CẦN DẠY CON 6 BÀI HỌC SAU TRƯỚC KHI CON 14 TUỔI
3 Tháng chín, 2022
2 câu chuyện ngắn về tư duy làm giàu khác biệt: Muốn kiếm tiền phải tìm lối đi riêng
3 Tháng chín, 2022

Thay đổi thực tế của chính mình

Cuộc đời của chúng ta bị lãng phí rất nhiều thời gian khi phải lo lắng về những gì người khác nghĩ.

Đã bao nhiêu lần bạn nói chuyện với ai đó và tự hỏi: “Tôi đã làm gì sai? Họ có khó chịu với tôi không? Nếu tôi làm việc này cho người khác thì có phiền người này không?”…

Thực tế thì tất cả những lo lắng trên và tương tự đều phản tác dụng. Bộ não của chúng ta thì lại không được thiết kế để chống lại chúng. Chúng ta phải thường xuyên thức đêm quay cuồng với những dòng suy nghĩ kiểu này. 

Vào dịp sinh nhật lần thứ 33 của tôi (năm ngoái, 2021), tôi đã dành 3 ngày nghỉ lễ dịp 2/9 để suy nghĩ về những gì mình đã trải qua và những gì mình muốn làm trong những năm tiếp theo của cuộc đời. Luật hấp dẫn đã đưa tôi đến những khám phá về mặt thiền định cho những điều này. Nó giúp tôi thay đổi suy nghĩ của mình, bình tĩnh hơn, phản ứng mọi vấn đề theo cách chu đáo hơn. Tuy nhiên, những lo lắng trong tôi vẫn không ngừng xuất hiện. Và cuối cùng tôi nhận ra rằng, vấn đề không đơn giản như thế.

Gốc dễ của mọi vấn đề chính là mối quan hệ giữa con người với con người, giữa các cá nhân với nhau. 

Xung đột của chúng ta trong cuộc sống và công việc chỉ đơn giản là xung đột về kỳ vọng với người khác. 

Chúng ta sẽ cần điều chỉnh kỳ vọng để giải phóng bản thân khỏi xiềng xích trong các kế hoạch của nhau.

Phân biệt rõ đâu là nhiệm vụ của chính mình

Nếu bạn nhìn vào phần lớn các cuộc xung đột trong các mối quan hệ, chúng là do một người mong đợi người kia làm điều gì đó và cảm thấy khó chịu khi họ không làm điều đó. Điều này gây ra đau đớn cho cả hai bên, cho dù đó là thất vọng hay cảm giác tội lỗi.

Mỗi người chúng ta đều phải chịu trách nhiệm về các nhiệm vụ của chính mình và những xung đột này là kết quả của việc chúng ta bối rối không biết ai làm chủ nhiệm vụ nào. 

Để giải quyết vấn đề này, người ta phải tiến hành “phân tách các nhiệm vụ” để nhận ra nhiệm vụ nào thực sự là thuộc về mình và cần phải thực hiện. Phần còn lại thì bỏ qua.

Ví dụ:

Bạn lo lắng ai đó không thích bạn. Bạn tiếp tục làm mọi thứ với hy vọng rằng họ thích bạn, nhưng ngay cả khi đó bạn cũng không chắc chắn rằng họ sẽ thích bạn. Tuy nhiên, bạn vẫn cứ thế, bởi vì bạn sợ những gì có thể xảy ra nếu họ không thích bạn (thất vọng, buồn chán…)

Vấn đề là gì?

Thứ nhất: Bạn tiếp tục làm những việc mà bản thân bạn thực sự không muốn làm, sống một cuộc sống mà bạn không muốn sống, chỉ để cố gắng làm hài lòng ai đó những không có kết quả đảm bảo. 

Thứ hai: Bạn muốn backup, phòng tránh rủi ro, bạn muốn làm cho nhiều người thích bạn, để nếu lỡ người này không thích thì còn người kia. Nhưng, càng chọn cách này thì thất vọng của bạn càng lớn.

Trong ví dụ này, việc tách biệt các nhiệm vụ sẽ dẫn đến việc bạn nhận ra rằng việc thích hay không thích bạn là nhiệm vụ của họ, không phải của bạn. Nó nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn, và do đó, không phải là điều bạn nên tích cực làm việc và lo lắng. Hãy bỏ nó đi và tiếp tục những nhiệm vụ có ý nghĩa đối với bạn, với cuộc sống của bạn.

Hãy bỏ qua những kỳ vọng và mục tiêu mà người khác dành cho chúng ta, tập trung vào mục tiêu của chính chúng ta. Làm bất kỳ điều gì chúng ta mong đợi cho bản thân, chứ đừng theo đuổi sự chấp thuận của người khác. 

Bạn không sống cho chính mình thì còn ai nữa?

Phải kiểm soát thực tế của mình

Mặc dù chúng ta không thể thay đổi quá khứ nhưng chúng ta có thể thay đổi ý nghĩa mà chúng ta gán cho các sự kiện trong quá khứ. 

Nhận thức chủ quan của chúng ta về thế giới không chỉ ảnh hưởng đến cách chúng ta nhìn thế giới mà nó còn là thế giới của chúng ta.

Chúng ta có thể ảnh hưởng đến hiện tại (và tương lai) bằng cách thay đổi cách chúng ta nhìn nhận về quá khứ. 

Tôi đã áp dụng bài học này vào cuộc sống của mình và gần như ngay lập tức nó đã có tác động tích cực đáng kể.

Tôi có 2 giai đoạn bế tắc trong cuộc sống và công việc (2011 và 2018). Tôi bế tắc, choáng ngợp và khó chịu với tình hình của mình. Tôi đã từng nghĩ đến việc quên sinh. Nhưng thật may mắn, trong suốt quá trình dựng nghiệp của mình (từ 2007), tôi đọc khá nhiều tài liệu, bài viết, ebook và xem video truyền động lực, cảm hứng nên tôi luôn tích cực trong mọi tình huống xảy ra đối với tôi. 

Thay vì đấu tranh với nội tâm, nghĩ về những tai ương, tôi sẽ gán ý nghĩa tích sự cho các sự kiện đã diễn ra trong cuộc đời tôi.

Tôi không quan tâm đến những tác động xấu dẫn đến những kết quả tồi tệ trong quá khứ. Tôi chỉ quan tâm đến những người tôi tôn trọng và có tác động tích cực đến cuộc đời tôi. Họ là những người luôn bên tôi, luôn giúp đỡ tôi. Tôi luôn quan niệm là được làm việc với họ, được học hỏi họ, được tôn trọng họ. 

Tôi thấy mình nhẹ nhàng hơn, tràn đầy sinh lực hơn. 

Thay đổi suy nghĩ của bạn có thể thay đổi thế giới của bạn.

Mỗi người có một xuất phát điểm khác nhau, sinh ra trong những điều kiện, hoàn cảnh khác nhau. Nhưng tôi tin rằng, những gì tôi đã trải qua, đã thực nghiệm như đã chia sẻ, tôi có thể làm được thì bạn cũng vậy. Bằng cách hiểu và giải phóng chính bản thân mình, chúng ta tự chữa lành con người mình, chúng ta hiện diện thế nào với thế giới là do chính chúng ta quyết định. 

Tự do rất khó để giành được, nhưng nó xứng đáng để chiến đấu.

Cảm ơn vì đã đọc!

Comments are closed.