Chiến lược marketing tổng thể là các hoạt động nỗ lực phát triển. Và duy trì nhiều quan điểm về các hoạt động thương mại của công ty.
Vậy chiến lược marketing tổng thể là gì và có những thành phần chính nào thì chúng ta cùng đi tìm hiểu nhé.
Chiến lược marketing tổng thể hay còn được gọi là Holistic Marketing Strategy.
Chiến lược marketing tổng thể là một chiến lược marketing được phát triển. Bằng cách suy nghĩ về tổng thể toàn bộ doanh nghiệp, vị trí của doanh nghiệp trong nền kinh tế và xã hội rộng lớn. Và trong cuộc sống của khách hàng. Chiến lược này nỗ lực phát triển và duy trì nhiều quan điểm về các hoạt động thương mại của công ty.
Quá trình marketing tổng thể có tính đến các cân nhắc của toàn bộ các đối tượng hữu quan. Khách hàng, nhân viên, nhà cung cấp và cộng đồng khi thiết lập và thực hiện các chiến lược marketing.
Chiến lược marketing tổng thể đã trở nên phổ biến do tỉ lệ bão hòa cao và gia tăng cạnh tranh trên thị trường. Các doanh nghiệp nhận ra rằng họ có thể tạo ra sự khác biệt thông qua marketing tổng thể. Đồng thời tạo ra giá trị cộng hưởng giữa các bộ phận trong tổ chức.
Mỗi phương pháp marketing tổng thể bao gồm 4 thành phần chính: Marketing quan hệ, marketing tích hợp, marketing nội bộ và marketing xã hội.
Mục tiêu của marketing quan hệ là xây dựng mối quan hệ bền vững, lâu dài với các đối tượng hữu quan khác nhau. Và các bên quan trọng khác có mối quan hệ với doanh nghiệp. Khách hàng, nhân viên, tổ chức tài chính, nhà cung cấp, nhà cung cấp, cơ quan quản lí. Và các công ty cạnh tranh đều là những đối tác cần thiết để một doanh nghiệp tồn tại và duy trì.
Trong marketing tích hợp, các doanh nghiệp hướng tới việc đưa ra các quyết định marketing tạo ra giá trị cho các đối tượng hữu quan. Thông qua một thông điệp marketing rõ ràng, súc tích.
Tất cả các hoạt động trong marketing tích hợp bao gồm: Quảng cáo, quan hệ công chúng, marketing trực tiếp, truyền thông trực tuyến và marketing truyền thông xã hội hoạt động đồng bộ với nhau. Để đảm bảo khách hàng và đối tác kinh doanh đều có cùng những trải nghiệm và nhận thức về công ty.
Marketing nội bộ đảm bảo rằng nhân viên hài lòng với công việc họ thực hiện mỗi ngày. Cũng như triết lí và định hướng của toàn bộ tổ chức.
Gia tăng sự hài lòng của nhân viên dần dần sẽ dẫn đến tăng sự hài lòng của khách hàng. Khiến cho marketing nội bộ trở thành một khía cạnh quan trọng của marketing tổng thể
Doanh nghiệp cũng sử dụng marketing nội bộ để cải thiện khả năng phối hợp giữa các phòng ban trong nội bộ công ty. Mục tiêu là để giảm xung đột giữa các bộ phận trong doanh nghiệp. Gia tăng giá trị cộng hưởng trong các hoạt động marketing hướng tới người tiêu dùng.
Marketing xã hội mở rộng phạm vi hoạt động của một công ty vượt ra ngoài tiêu dùng sản phẩm của khách hàng. Và hướng tới phục vụ xã hội nói chung.
Marketing xã hội nhằm tạo ra các sáng kiến marketing dựa trên các hoạt động kinh doanh có đạo đức. Như quá trình sản xuất và sản phẩm thân thiện với môi trường. Hoặc tạo ra các tương tác có ý nghĩa với cộng đồng xung quanh.
Các chiến dịch marketing có trách nhiệm xã hội cung cấp một phương pháp khác cho các doanh nghiệp. Để xây dựng mối quan hệ có lợi, lâu dài với đối tác và các bên liên quan.