Chiến lược Marketing là gì?
Marketing là tổ hợp các hoạt động nhằm kết nối giữa doanh nghiệp và khách hàng. Hay hiểu một cách khác hoạt động marketing thu hút khách hàng quan tâm đến với sản phẩm và thương hiệu của doanh nghiệp. Theo đó, chiến lược marketing chính là một kế hoạch tiếp thị tổng thể các hoạt động có thể giúp tiếp cận nhiều hơn với nhiều người trong một khoảng thời gian nào đó và chuyển họ thành những khách hàng sử dụng sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp.
Các loại chiến lược marketing cần có:
Cũng như các doanh nghiệp lớn, các loại chiến lược marketing cho doanh nghiệp vừa và nhỏ đều rất cần thiết và quan trọng để tiếp cận với khách hàng. Nhất khi tạo ra một sản phẩm mới mà khách hàng lại không biết đến sự tồn tại của doanh nghiệp thì nguy cơ doanh nghiệp của bạn sẽ bị mất phương hướng. Lãng phí tiền bạc vào những kênh tiếp thị không hiệu quả sẽ khiến cho khách hàng tiềm năng đến với đối thủ cạnh tranh.
Tầm quan trọng của chiến lược marketing giúp doanh nghiệp giải quyết các vấn đề:
Cùng với đó, tầm quan trọng của Marketing đối với SMEs cũng đã được phân tích và hướng dẫn cụ thể trong toàn cảnh bức tranh chiến lược Marketing tại thị trường Việt Nam.
Các Loại Chiến lược Marketing Đỉnh Cao Cho Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ
Hiện nay có rất nhiều các loại chiến lược marketing. Và đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể áp dụng một số các loại lược marketing đỉnh cao sau đây:
1. Tăng giá trị sản phẩm không đồng nghĩa tăng giá bán
Với chiến lược này người hưởng lợi là khách hàng. Khi một sản phẩm mới được tung ra thị trường, để thu hút sự quan tâm chú ý của khách hàng, doanh nghiệp tạo giá bán thấp nhưng chất lượng sản phẩm tốt hơn để có thể cạnh tranh với sản phẩm đang có của đối thủ. Sau đó, các đối thủ của bạn lại hạ giá bán để cạnh tranh với sản phẩm của bạn.
Tuy nhiên, lúc này bạn nên nghĩ giải pháp và có động thái để tăng giá trị sản phẩm mà giá bán vẫn không đổi sẽ có lợi hơn hẳn so với việc giảm giá theo họ. Bạn có thể áp dụng những công nghệ mới làm giảm giá thành. Nhưng thay vì giảm giá, với nguồn chi phí đó, bạn nên sử dụng để tăng chất lượng, giá trị sản phẩm. Điều này sẽ khiến khách hàng hài lòng hơn khi mua hàng. Nếu có được công nghệ mới giúp hạ giá thành sản phẩm thì bạn nên bổ sung chi phí nâng giá trị sản phẩm lên nhằm chiếm lĩnh sâu hơn thị phần của đối thủ.
2. Hợp tác cùng các doanh nghiệp khác
Đây là một trong các loại chiến lược marketing dành cho B2B mà một doanh nghiệp vừa và nhỏ cần có. Theo thống kê ở Việt Nam các doanh nghiệp nhỏ chiếm đến 98% số lượng đơn vị kinh doanh. Vì tỷ lệ đào thải nhanh nên đa phần các doanh nghiệp này gặp khó khăn, nhiều đơn vị chật vật tìm cách để tồn tại và mong có nhiều khách hàng quan tâm đến sản phẩm của mình. Và chắc chắn họ không thể bỏ qua chiến lược marketing này.
Hợp tác với doanh nghiệp lớn, mạnh hơn sẽ giúp tối ưu hóa chi phí marketing, giúp định vị thương hiệu trên thị trường và tìm kiếm khách hàng; đồng thời vẫn đảm bảo hiệu quả kinh doanh.
Ngoài ra, thông qua mối quan hệ hợp tác về lâu dài và bền vững, doanh nghiệp nhỏ vẫn có thể song hành phát triển cùng với nhau để tạo thành một hệ thống lớn mạnh, tạo thế mạnh cạnh tranh trên thương trường.
3. Bán hàng trực tiếp
Là một trong các chiến lược marketing cơ bản và phổ biến nhất. Nhiều doanh nghiệp lớn hay nhỏ cũng đều thực hiện bán hàng trực tiếp để góp phần xây dựng doanh nghiệp từ xưa đến nay. Bằng cách gặp mặt trực tiếp khách hàng để cung cấp cho họ thông tin về sản phẩm dịch vụ thông qua việc trình diễn tính năng, công dụng và hoạt động sản phẩm đó. Tuy chiến lược này có thể ít tốn chi phí song lại đòi hỏi doanh nghiệp phải có đội ngũ nhân viên bán hàng có kỹ năng tốt, hướng ngoại để có thể thuyết phục khách hàng chọn lựa sản phẩm của đơn vị mình.
4. Internet Marketing/ Social Marketing
Đây là chiến lược marketing mang lại hiệu quả cao được áp dụng rộng rãi nhất. Theo thống kê năm 2018 cho thấy, số lượng người sử dụng Internet ở Việt Nam đã lên đến 64 triệu, tương đương với 67% tổng dân số, trong đó bao gồm cả mạng xã hội facebook. Điều này cũng cho thấy xu hướng marketing gắn liền với Internet thông qua các kênh social media sẽ phát triển mạnh mẽ là trở thành xu hướng chính. Theo đó, các hoạt động tiếp thị sẽ thực hiện trên phương tiện truyền thông xã hội, email, blog, vlog, web,….
Lợi ích đầu tiên và thiết thực dễ nhận thấy nhất của chiến lược marketing này là chi phí khá thấp so với hiệu quả rất tuyệt vời nhờ việc xây dựng thương hiệu với bản sắc riêng. Doanh nghiệp lại rất dễ dàng tiếp cận với mọi đối tượng khách hàng ở địa phương, trong nước và trên thế giới. Kết quả lượng khách truy cập vào trang bán hàng nhiều hơn hiệu quả bán hàng nâng lên. Điều quan trọng nhất của chiến lược này là nội dung độc đáo đủ hấp dẫn và thực sự nổi bật mới có thể cạnh tranh với đối thủ.
5. Chăm sóc khách hàng cũ và luôn kết nối với họ
Để nâng cao uy tín trong việc cung cấp sản phẩm/dịch vụ thì hãy chăm sóc khách hàng đang có thật chu đáo. Đây cũng là các chiến lược marketing cơ bản có hiệu quả. Bởi chi phí để giữ chân khách hàng thường rẻ hơn rất nhiều so với việc tìm kiếm khách hàng mới. Do vậy là doanh nghiệp vừa và nhỏ ngân sách còn hạn hẹp hãy chọn cách này. Và công việc chăm sóc doanh nghiệp thực hiện và không ngừng cải tiến chất lượng của dịch vụ chăm sóc: Có các chương trình giảm giá, tặng quà, tặng voucher, tặng quà nhân ngày sinh nhật….Đây cách làm giúp bạn duy trì có được lượng khách quen lớn.
Ngoài ra, để đảm bảo không bỏ sót khách hàng trong quá trình chăm sóc, tái tiếp thị, khá nhiều doanh nghiệp hiện nay sử dụng phần mềm hỗ trợ như phần mềm quản trị quan hệ khách hàng. Chúc doanh nghiệp bạn lựa chọn ra những chiến lược marketing tối ưu, phù hợp với chiến lược kinh doanh mà doanh nghiệp đã đề ra.