5 cách đối phó khi bị nhắn tin, gọi điện đòi nợ dù không vay tiền – Nhân Cách Việt Đào tạo THÁI ĐỘ SỐNG, KỸ NĂNG SỐNG cho Thanh Thiếu Niên

5 cách đối phó khi bị nhắn tin, gọi điện đòi nợ dù không vay tiền

10 bí quyết giúp con đạt kết quả tốt ở trường: Số 3 đơn giản nhưng nhiều bố mẹ không để ý
1 Tháng chín, 2022
Dạy trẻ kỹ năng phòng chống bị xâm hại tình dục
3 Tháng chín, 2022

5 cách đối phó khi bị nhắn tin, gọi điện đòi nợ dù không vay tiền

Tình trạng bị đòi nợ bằng cách nhắn tin, gọi điện là không mới, nhưng thời gian gần đây, mức độ và tần xuất nhắn tin, gọi điện nhiều hơn với lời lẽ dung tục, xúc phạm, đe dọa hơn, đặc biệt là đưa tin kèm hình ảnh lên Facebook.

Khoản nợ này rất đa dạng, từ các ngân hàng, các công ty cho vay tiêu dùng, đến các khoản tiền vay nóng,…

Vấn đề nhức nhối nhất hiện nay đó chính là: không vay tiền, cũng không đứng ra bảo lãnh cho người khác vay tiền, nhưng vẫn bị khủng bố, bị làm phiền suốt ngày đêm với hàng loạt các cuộc gọi và tin nhắn vô tội vạ, từ chửi bới, lăng mạ, đến đe dọa và đỉnh điểm là, đăng hình ảnh cá nhân lên mạng để vu khống.

Vậy, nếu bạn hoặc người thân, bạn bè của bạn gặp tình huống này thì cần phải làm gì? Pháp luật quy định như thế nào về vấn đề này? Hãy cùng xem tiếp bài viết dưới đây để biết câu trả lời!

Cách thu thập bằng chứng

Trước khi thực hiện các cách liệt kê nêu sau đây, người bị đòi nợ cần lưu lại tất cả các bằng chứng bị đòi nợ bất hợp lý, ví dụ:

– Chụp màn hình tin nhắn đòi nợ;

– Ghi âm hoặc quay phim lại các cuộc gọi đòi nợ;

– Chụp màn hình, giao diện các trang mạng của Người đưa tin đối với trang đưa tin;

– Đăng tải chính màn hình, giao diện nêu trên lên trang cá nhân của mình, phòng trường hợp Người đưa tin xóa bài viết, v.v…

– Nếu bạn là người cẩn thận hơn, bạn có thể nhờ thừa phát lại lập vi bằng, ghi nhận lại các thông tin đăng tải hoặc nội dung các tin nhắn.

Zalo

Đây chính là các bằng chứng dùng để chứng minh sau này.

Sau đó, bạn có thể làm những cách sau đây:

1. Cách thứ nhất

Bạn dùng chức năng có sẵn trên điện thoại để chặn các cuộc gọi, tin nhắn từ các số điện thoại không có lưu trong danh bạ hoặc số điện thoại đã làm phiền.

Đối với trang Facebook cá nhân thì có thể chuyển các bài viết qua chế độ “chỉ bạn bè trong danh sách mới xem được” và khóa không cho người lạ bình luận hoặc tag tên bạn trên mạng xã hội.

2. Cách thứ hai

Nếu biết khoản nợ đang bị đòi là của công ty cho vay nào thì bạn có thể liên hệ trực tiếp văn phòng công ty đó để khiếu nại. Bạn nhớ là chuẩn bị đầy đủ các bằng chứng chứng minh bạn không liên quan gì đến khoản nợ đó, và đã bị làm phiền, chửi bới, đe dọa, v.v…

3. Cách thứ ba

Bạn đến cơ quan Công an nơi bạn cư trú để trình báo và tố cáo hành vi trái pháp luật của công ty, cá nhân đã đòi nợ bạn. Hoặc bạn làm đơn tố cáo gửi đến cơ quan công an này, kèm theo các bằng chứng.

Tùy vào tính chất, mức độ của đối tượng vi phạm mà cơ quan Công an sẽ xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định pháp luật.

4. Cách thứ tư

Nếu bạn biết địa chỉ văn phòng của Công ty đòi nợ ở đâu, thì bạn làm đơn gửi đến Sở Thông tin truyền thông nơi Công ty đóng trụ sở để tố cáo và đề nghị xử lý.

Sở thông tin và truyền thông có trách nhiệm kiểm tra và xử lý về mặt hành chính đối với Công ty đòi nợ nếu hành vi đòi nợ đó vi phạm các quy định về hoạt động trên môi trường mạng, viễn thông.

5. Cách thứ năm

Đó là gửi đơn đến cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng hoặc các chi nhánh của Ngân hàng Nhà nước nơi bạn cư trú để kiến nghị giải quyết hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tín dụng của Công ty, cá nhân đòi nợ bạn.

Comments are closed.