NHỮNG CÁCH “PHẠT” CON MÀ BA MẸ NÊN ÁP DỤNG NẾU MUỐN CON NGHE LỜI “RĂM RẮP”  – Nhân Cách Việt Đào tạo THÁI ĐỘ SỐNG, KỸ NĂNG SỐNG cho Thanh Thiếu Niên

NHỮNG CÁCH “PHẠT” CON MÀ BA MẸ NÊN ÁP DỤNG NẾU MUỐN CON NGHE LỜI “RĂM RẮP” 

Nhân Cách Việt EDUCATION
NGHỆ THUẬT GIAO TIẾP KHIẾN CON LẮNG NGHE.
12 Tháng Mười, 2021
Nhân Cách Việt EDUCATION
BỨC THƯ CHA GỬI CON TRAI TUỔI TEENS HAM MÊ ĐIỆN THOẠI
15 Tháng Mười, 2021

NHỮNG CÁCH “PHẠT” CON MÀ BA MẸ NÊN ÁP DỤNG NẾU MUỐN CON NGHE LỜI “RĂM RẮP” 

Nhân Cách Việt EDUCATION

Nhân Cách Việt EDUCATION

1. Chiếc ghế suy ngẫm

Khi con gào thét, ném đồ, hoăc không nghe lời ba mẹ. Ba mẹ có thể phạt con bằng cách tự bê 1 chiếc ghế nhỏ vào phòng ngủ và ngồi quay mặt vào tường để suy nghĩ về hành động của mình trong vòng 5 phút. 

Khi 5 phút trôi qua, bố mẹ sẽ vào và chuyện với con về hành động không ngoan đó và giải thích lý do vì sao các con không nên có hành động như vậy. Sau đó, hãy ôm hôn các con để con yên tâm rằng các con bị phạt không phải vì bị bố mẹ ghét bỏ mà bởi đó là tình yêu của bố mẹ.

2. 10 giây thần kỳ

Nuôi dạy một đứa trẻ đã khó, nuôi dạy cùng lúc từ 2 – 3 đứa sẽ càng không tránh khỏi những phây phút đau đầu khi làm trọng tài để phân xử cho lũ nhóc. Bởi tranh chấp, đành hanh giữa các con là điều rất khó tránh khỏi. 

 Tuy nhiên, có 1 phương pháp giúp ba mẹ có thể phân xử khi các con tranh giành nhau đồ chơi. Đó là “10 giây thần kỳ”. Khi các con tranh nhau, nếu đếm đến 10 và đứng đợi và ba mẹ sẽ bất ngờ vì lúc đó các con sẽ nghe lời ngay. Hãy thử ngay nhé!

3. Vẽ tranh

Đây là cách khá hay ho dành cho những em bé hiếu động.

Thời gian hoàn thiện những bức tranh đầy màu sắc sẽ giúp bé bình tĩnh lại, động thời kích thích khả năng sáng tạo của bé.

4. Đọc sách

Đối với những em bé thích dùng bạo lực, nói dối hoặc lấy đồ của người khác vô cớ… thì bố mẹ nên để bé đọc một đoạn sách hay hoặc chép phạt những câu nói có tính giáo dục cao.

Việc này sẽ giúp bé có thời gian suy ngẫm về hành động của mình, động thời thấm thía những điều răn dạy từ cuốn sách bé đọc, đoạn văn bé chép.

5. Làm việc nhà

Hãy để con tự làm việc nhà khi con yêu vẽ bậy lên tường, vứt đồ chơi bừa bãi, để đồ đạc lung tung không đúng nơi quy định.

Khi bố mẹ để làm con theo cách này sẽ giúp con biết rằng con cần có trách nhiệm giữ gìn vệ sinh chung trong nhà cùng với tất cả mọi người.

6. Tịch thu những món đồ chơi bé thích

Nếu con bạn thường xuyên vứt đồ chơi lung tung, không bao giờ chịu thu dọn sau khi chơi xong thì bạn còn có thể áp dụng cách này: tịch thu ngay và luôn món đồ chơi bé thích.

Hành động nghiêm khắc này của bố mẹ sẽ giúp bé nhận ra lỗi sai của mình, và muốn có được món đồ chơi mình thích buộc bé phải dọn dẹp đồ chơi gọn gàng sau mỗi lần sử dụng.

7. Cấm trẻ làm thứ trẻ thích

Con của bạn sẽ không được xem phim hoạt hình, không được ăn bim bim hoặc không được đi ra ngoài chơi nếu như trẻ phạm các lỗi sau: không đánh răng, khảnh ăn, bỏ thừa đồ ăn, vứt đồ đạc cá nhân lung tung.

Việc này làm cho trẻ ý thức rằng khi trẻ gây ra lỗi sai vô tội vạ hoặc không ngoan ngoãn nghe lời, trẻ phải chấp nhận bị tước bỏ đi một sở thích cá nhân nào đó. Cách làm này có hiệu quả hơn nhiều so với việc bạn mắng mỏ hoặc đánh phạt trẻ.

8. Để trẻ ôm anh chị em khi chành chọe lẫn nhau

Đôi khi trẻ không ý thức được việc cần phải nhường nhịn các anh chị em của mình, nên chúng sẽ cố chấp và gắng sức tranh giành một cái gì đó để thỏa mãn bản thân. Tuy nhiên việc này có thể làm tổn thương tới những đứa trẻ khác.

Việc bố mẹ cần làm chính là để các con bình tĩnh lại và để cho các con đứng ôm, hôn nhau thắm thiết. Hành động này giúp gắn kết tình cảm anh chị em, đồng thời để trẻ nhận ra rằng không gì quan trọng hơn tình yêu thương với các thành viên trong gia đình

Tìm tìm hiểu công cụ định hướng giáo dục và nghề nghiệp tại đây

Comments are closed.