Giá trị thương hiệu là gì? Những cách cơ bản gia tăng giá trị thương hiệu – Nhân Cách Việt Đào tạo THÁI ĐỘ SỐNG, KỸ NĂNG SỐNG cho Thanh Thiếu Niên

Giá trị thương hiệu là gì? Những cách cơ bản gia tăng giá trị thương hiệu

Marketing Trực Tiếp – Thiết Lập, Duy Trì Và Phát Triển
11 Tháng mười hai, 2022
Cách nhận biết khách hàng tiềm năng khi bán hàng
13 Tháng mười hai, 2022

Giá trị thương hiệu là gì? Những cách cơ bản gia tăng giá trị thương hiệu

Giá trị thương hiệu đóng vai trò quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp. Đây có thể được xem là yếu tố đại diện cho niềm tin về sản phẩm, dịch vụ hay trải nghiệm của khách hàng. Vậy gí trị thương hiệu là gì? Những yếu tố nào tạo nên giá trị thương hiệu của doanh nghiệp? Cùng Chin tìm hiểu ngay qua bài viết.

Giá trị thương hiệu là gì?

Brand Value hay giá trị thương hiệu có thể hiểu là giá trị tài chính của thương hiệu đó, là thước đo về mức độ chi tiền của khách hàng đối với một thương hiệu. Điều này được áp dụng cho dịch vụ, sản phẩm hoặc một phần của thương hiệu. 

Giá trị thương hiệu thể hiện sự phát triển của thương hiệu, giá trị càng cao chứng minh thương hiệu càng phát triển. 

giá trị thương hiệu
Giá trị thương hiệu là gì?

Sự khác nhau giữa giá trị thương hiệu và giá trị cốt lõi

Giá trị cốt lõi là để các doanh nghiệp dựa vào triển khai hoạt động kinh doanh, chiến lược marketing đúng với định hướng của thương hiệu. Do đó, doanh nghiệp cần xác định giá trị cốt lõi từ bước đầu tiên trước khi bắt đầu quy trình xây dựng hình ảnh. 

Ví dụ:

  • Giá trị cốt lõi của Coca-Cola là Thương hiệu yêu thích, Phát triển bền vững và Vì một tương lai tốt đẹp. 
  • Giá trị cốt lõi của Vinamilk là Chính trực, Tôn trọng, Công bằng, Đạo đức và Tuân thủ. 

Trong khi đó, giá trị thương hiệu là thước đo về độ chịu chi tiền của khách hàng đối với thương hiệu của bạn.

giá trị thương hiệu
Sự khác nhau giữa giá trị thương hiệu và giá trị cốt lõi

Yếu tố tạo nên giá trị thương hiệu

Bản chất, giá trị thương hiệu được xác định dựa vào hai yếu tố chính là giá trị thị trường và chi phí xây dựng.

Chi phí xây dựng 

Giá trị thương hiệu dựa trên chi phí xây dựng là yếu tố đơn giản cũng như cần được cân nhắc trước khi xây dựng kế hoạch phát triển thương hiệu. Nói cách khác, chi phí xây dựng là các chi phí mà doanh nghiệp phải đầu tư từ khi mới thành lập nhằm gây dựng danh tiếng của thương hiệu trên thị trường.

Các chi phí này bao gồm: chi phí khuyến mãi, quà tặng, sản phẩm mẫu (sampling); chi phí quảng cáo, truyền thông Marketing, PR,…; chi phí đăng ký thương hiệu và cấp phép kinh doanh; chi phí toàn bộ chiến dịch đã triển khai của thương hiệu. 

Để sử dụng cách định giá này, doanh nghiệp cần phải xác định và liệt kê các khoản ngân sách thực tế trong điều kiện chi phí tại thời điểm hiện tại.

giá trị thương hiệu
Chi phí xây dựng

Giá trị thị trường

Phương thức định giá giá trị thị thương hiệu dựa trên giá trị thị trường cần bạn phải tìm hiểu, nghiên cứu và phân tích các chi phí, giá trị của đối tác, đối thủ khác trên thị trường. Từ đó sẽ đưa ra được những kết quả dự đoán, ước tính giá trị hiện tại thương hiệu của doanh nghiệp so với thị trường. 

Việc sử dụng phương pháp định giá này đòi hỏi doanh nghiệp phải cập nhật thông tin thường xuyên, nắm bắt tin tức trên thị trường. Đồng thời, doanh nghiệp cần đưa ra định giá thương hiệu đúng giá trị tại thời điểm định giá, tránh tình trạng sai lệch thông tin bởi yếu tố biến động về giá trên thị trường.

Tài sản thương hiệu và giá trị thương hiệu có gì khác nhau

Dựa trên chi phí xây dựng và giá trị thị trường để biết được giá trị thương hiệu đáng giá như thế nào. Giá trị thương hiệu có ý nghĩa về mặt tài chính, khi doanh nghiệp tiến hành mua bán thương hiệu sẽ cần vào định giá này.

 

giá trị thương hiệu

Tài sản thương hiệu và giá trị thương hiệu khác nhau như nào?

Tài sản thương hiệu là tiêu chí dựa trên khách hàng. Tài sản thương hiệu là số tiền mà khách hàng đồng ý chi trả để sở hữu sản phẩm, sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp. Nó được thể hiện qua trải nghiệm của khách hàng, nhận thức về thương hiệu thông qua các hoạt động tiếp thị, truyền thông quảng cáo. 

Khi khách hàng có phản ứng tích cực về thương hiệu thì sẽ mang lại những lợi ích tích cực. Tài sản thương hiệu càng cao sẽ giúp thương hiệu tăng lợi thế cạnh tranh, giảm thiểu được các rủi ro tiềm ẩn bên ngoài. 

Cách cơ bản để doanh nghiệp nâng cao giá trị thương hiệu

Cá nhân hóa thương hiệu

Cá nhân hóa thương hiệu là một trong các chiến lược được dùng để phát triển thương hiệu giúp nâng cao các giá trị và làm cho thương hiệu trở nên gần gũi với khách hàng.

Bên cạnh những chiến lược marketing cá nhân hóa thì thương hiệu cũng cần được cá nhân hóa để tiếp cận khách hàng hiệu quả khiến khách hàng cảm thấy gần gũi hơn với thương hiệu.

Gợi ý cá nhân hóa thương hiệu:

  • Sử dụng đại từ nhân xưng, giọng điệu xưng hô nhất quán. 
  • Xây dựng thương hiệu như tính cách đặc trưng của một con người.
  • Luôn xây dựng hình ảnh đi đúng hướng theo thông điệp của thương hiệu. 
  • Tận dụng tối đa sức mạnh phương tiện truyền thông để tiếp cận và quảng bá thương hiệu tới khách hàng tiềm năng. 
  • Luôn thể hiện sự minh bạch, chính trực và trung thực. 

Xây dựng chiến lược cải thiện trải nghiệm cho khách hàng

Có một sự thật là khách hàng sẽ dùng sản phẩm của bạn vì một mẫu quảng cáo thú vị nhưng sẽ quên ngay nếu trải nghiệm không tương xứng.

Trong thời đại số, khách hàng có nhu cầu về chất lượng về sản phẩm, dịch vụ nhiều hơn là chỉ những quảng cáo, chiến lược PR, marketing rầm rộ. Nếu muốn thu hút được khách hàng tiềm năng sẵn sàng gắn bó với thương hiệu bạn cần quan tâm đến trải nghiệm của khách hàng.

Yếu tố để một khách hàng tiềm năng trở thành khách hàng trung thành bắt đầu từ trải nghiệm, trải nghiệm từ dịch vụ, sản phẩm, từ khâu chăm sóc khách hàng đến cách thương hiệu xử lý phản hồi của người dùng,…

Do đó, để gia tăng giá trị thương hiệu một cách hiệu quả, doanh nghiệp cần xây dựng một chiến lược cải thiện trải nghiệm thông qua cách tổng hợp các phân tích các “điểm chạm” trên hành trình mua hàng của người dùng. Xác định được điều này giúp bạn dễ dàng đưa ra những phương án tối ưu hiệu quả, từ đó nâng cao sự yêu thích của người dùng đối với thương hiệu.

Một số lưu ý khi xây dựng chiến lược nâng cao trải nghiệm người dùng:

  • Hãy thấu hiểu khách hàng như thấu hiểu người bạn thân thiết
  • Xây dựng chiến lược nâng cao trải nghiệm khách hàng cụ thể, chi tiết 
  • Phản hồi thắc mắc của khách hàng nhanh chóng dưới mọi hình thức
  • Kết nối cảm xúc giữa thương hiệu với khách hàng qua những hoạt động tiếp thị 
  • Đưa ra chính sách ưu đãi cho khách hàng mới và khách hàng thân thiết
  • Đo lường chỉ số ROI để biết chiến dịch có hiệu quả hay không và đánh giá kết quả.

Trở thành chuyên gia trong lĩnh vực

Khi khách hàng có nhu cầu về một sản phẩm, dịch vụ nào đó họ không thể không tìm hiểu về chúng trên các công cụ như Google, Facebook, Youtube, Instagram… Đây chính là thời điểm mà doanh nghiệp xuất hiện và cung cấp những thông tin, kiến thức miễn phí cho người dùng và âm thầm trở thành “chuyên gia” trong tâm trí của khách hàng.

Nếu bạn đang tìm kiếm một chiến lược xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp hãy liên hệ ngay với Nhân Cách Việt để được hỗ trợ xây dựng chiến lược phù hợp để tăng giá trị thương hiệu cho doanh nghiệp một cách hiệu quả nhất.

Comments are closed.