Đoán tương lai con qua tính cách của bố mẹ – Nhân Cách Việt Đào tạo THÁI ĐỘ SỐNG, KỸ NĂNG SỐNG cho Thanh Thiếu Niên

Đoán tương lai con qua tính cách của bố mẹ

ĂN MÀY CŨNG PHẢI CÓ CHIẾN LƯỢC
2 Tháng Mười, 2019
DẠY CON TỰ LẬP KHÔNG CÓ NGHĨA LÀ BỎ MẶC CON
22 Tháng Mười, 2019

Đoán tương lai con qua tính cách của bố mẹ

Người mẹ đọc bài viết của con trai mà xấu hổ, vì “mẹ ép con học giỏi, trong khi chính mẹ suốt ngày xem phim bộ, chơi game, buôn chuyện”.

Kinh thánh có một câu chuyện ngụ ngôn: Ba cặp vợ chồng mới cưới tới nhà thờ cầu nguyện có một đứa con. Chúa nghe thấy lời họ cầu xin và biến ba thiên thần thành ba đứa trẻ đáng yêu đến với ba gia đình.

Hai mươi năm sau, ba cặp vợ chồng ấy lại một lần nữa đến nhà thờ. Cặp đầu tiên than trách: Chúa ơi, tại sao người lại cho chúng con một đứa trẻ kiêu ngạo, hung bạo và tham lam?

Gia đình thứ hai giận dữ: Chúa ơi, tại sao lại cho chúng con một đứa trẻ bất tài, con chẳng biết làm gì với nó!

Cặp thứ ba thì thầm với Chúa: Cảm ơn Người đã gửi đến cho chúng con một đứa bé tốt bụng, ấm áp và thông minh.

Chúa trời nói với ba gia đình: Tính cách của con các người chính xác là những gì thuộc về các người. Trái tim chúng thế nào, trái tim các người như thế. Chúng chính là hoa trái từ cây mà các người gieo trồng mà thôi.

Câu chuyện ngụ ngôn trong kinh Thánh đem đến cho mỗi người những suy ngẫm về quá trình giáo dưỡng một đứa trẻ, từ khi còn là bé tới lúc trưởng thành. Quả thực, đứa trẻ phản ánh mọi thứ thuộc về cha mẹ, như một bản sao, như một tấm gương chân thực.

Đứa trẻ lặp lại các hành vi cả tốt lẫn xấu của bố mẹ. Ảnh: manoramaonline.

Đứa trẻ lặp lại các hành vi cả tốt lẫn xấu của bố mẹ. Ảnh: manoramaonline.

Cha mẹ là giáo viên đầu đời của trẻ

Câu chuyện xảy ra trong một nhà hàng, đứa bé vô tình làm đổ một bát súp ra sàn. Người phục vụ chạy tới trấn an: Tôi sẽ lau giúp, đừng lo lắng, bé cứ ngồi yên đó. Nhưng mẹ đứa trẻ không đồng ý, cô nói con đã gây ra rắc rối, cần phải chịu trách nhiệm, yêu cầu con tự dọn dẹp và từ chối sự giúp đỡ của nhân viên. Những người xung quanh xì xào bàn tán. Tuy nhiên, đứa trẻ đã nghe lời của mẹ, lập tức lấy giấy ăn lau súp đổ, còn xin lỗi mọi người vì hành vi bất cẩn.

Ở một ga tàu tại Thượng Hải, một đứa trẻ quá buồn tè đã tè một bãi tướng ra tàu, người mẹ đứng gần đó trông thấy con tiểu tiện nhưng không có phản ứng gì, khiến mọi người càng tức giận. Câu chuyện gây bàn luận sôi nổi trên mạng xã hội. Nhiều người bênh vực bà mẹ: “Các người thử có con đi rồi biết, trẻ buồn tiểu, lại đang trên tàu điện, phải làm thế nào chứ?”. Số khác lại phản biện, cho rằng trẻ tè bậy là lỗi của người mẹ, làm bẩn môi trường công cộng, làm mất hình ảnh mỹ quan.

Ý kiến khác cho rằng người mẹ hành xử thế là không đúng, không thể bàng quan như thế, lẽ ra cô nên xin lỗi mọi người, lau sạch nước tiểu và nhắc nhở con không tái phạm. Có thể đứa trẻ đã tiểu tiện ra sàn vì không thể kiểm soát, nhưng cần nhắc bé đó là việc làm sai, để bé không tái phạm lần tiếp theo. Tất cả những điều này đều là trách nhiệm của người mẹ.

Dịch giả người Trung Quốc Dương Giáng từng nhận định: Giáo dục tốt không phải là giáo dục thụ động, mà là giáo dục chủ động, tức là truyền cảm hứng, dạy trẻ thông qua chính hành động của mình. Một cách vô thức, trẻ tiếp thu hiểu biết, lễ nghi, quy tắc xã hội thông qua chính lề thói sinh hoạt, ứng xử của cha mẹ trong gia đình và ngoài xã hội.

Muốn con mai sau thế nào, cha mẹ phải làm hình mẫu trước

Một người phụ nữ chia sẻ câu chuyện của mình: Cô thời nhỏ học hành không chăm chỉ, lớn lên cũng không có địa vị trong xã hội. Trình độ học vấn thấp nên công việc không tốt, thế nên cô nhận thức được tầm quan trọng của việc học hành chăm chỉ. Cô lấy quan điểm này ra sức đốc thúc con trai học hành. Tuy nhiên, thành tích của cậu bé cũng không tốt như cô kỳ vọng.

Một ngày, khi đi họp phụ huynh, cô được giáo viên chủ nhiệm đưa cho một bài luận của cậu bé, trong đó có đoạn viết: Mẹ bắt tôi học, lúc nào cũng ép học, nhưng trong khi tôi học thì mẹ bận xem các bộ phim truyền hình, chơi các trò game, buôn chuyện với hàng xóm. Mẹ cả đời không đọc lấy một cuốn sách nhưng cứ bắt tôi đọc sách… “. Những nhận xét của cậu bé trong bài luận khiến bà mẹ cảm thấy vô cùng buồn và xấu hổ. Cô nhận thấy, khi không tự mình tạo ra một tấm gương cho con noi theo, rất khó để con có được một mục tiêu vươn tới.

Chuyên gia giáo dục Rafe Esquith người Mỹ từng nói: Muốn con trở thành người như thế nào, bạn cần phải phấn đấu trở thành một người như thế trước đã. Ví dụ, muốn con ham đọc sách, tìm tòi nghiên cứu, cha mẹ buộc phải yêu thích sách báo. Một cha mẹ suốt ngày xem các chương trình truyền hình, cắm mặt vào điện thoại không thể đòi hỏi đứa con của mình chăm chỉ học tập.

Không có phép lạ nào khiến những đứa trẻ tự dưng ngoan ngoãn, giỏi giang, nguyên nhân đều bắt nguồn từ giáo dưỡng từ gia đình, cha mẹ. Không thể đơn phương yêu cầu con đáp ứng yêu cầu, mong đợi của cha mẹ, thay vì thế, cần phải dẫn dắt bằng ví dụ và làm cho bản thân mình hoàn thiện hơn về cả kiến thức lẫn nguyên tắc sống. Chỉ bằng cách đó, trẻ em mới có thể học hỏi, làm đầy bản thân mình để trưởng thành.

Giáo dục con cái cũng là giáo dục chính mình, hay chính là “tự tu”

Nhà giáo dục lừng danh người Nga Vasyl Oleksandrovych Sukhomlynsky từng nói: Khi bạn nhìn vào con bạn, tức là bạn đang nhìn vào chính mình. Khi bạn dạy con, bạn cũng đang dạy chính mình và một lần nữa kiểm nghiệm tính cách của mình.

Một số chuyên gia giáo dục nhận định rằng, bản chất của dạy con giống như sự rung chuyển những cái cây trong rừng: khi bạn rung cái cây này, những cái cây khác bị tác động cũng rung chuyển theo. Sự tác động tới con cái, cũng là sự tạo động lực cho chính mình để học và tiến bộ hơn.

Thùy Linh (Theo Aboluowang

 

 

 

Comments are closed.