CÓ MẸ Ở CẠNH LÀ TRẺ SẼ KHÔNG NGOAN?!! – Nhân Cách Việt Đào tạo THÁI ĐỘ SỐNG, KỸ NĂNG SỐNG cho Thanh Thiếu Niên

CÓ MẸ Ở CẠNH LÀ TRẺ SẼ KHÔNG NGOAN?!!

Gửi người làm con: Nếu một ngày bố mẹ mãi đi xa, chúng ta sẽ ân hận hay thanh thản
7 Tháng Năm, 2020
THỨ ĐÁNG SỢ NHẤT CỦA MỘT GIA ĐÌNH: KHÔNG PHẢI NGHÈO, MÀ LÀ DƯỠNG RA MỘT ĐỨA CON PHÚ NHỊ ĐẠI
8 Tháng Năm, 2020

CÓ MẸ Ở CẠNH LÀ TRẺ SẼ KHÔNG NGOAN?!!

Các mẹ thường có một niềm tin giới hạn về con mình, đó là “CHỈ CẦN CÓ MẸ Ở BÊN CẠNH, TRẺ SẼ TRỞ NÊN KHÔNG NGOAN” Đây là hiện tượng tương đối phổ biến, cũng là việc làm cho nhiều mẹ cảm thấy rất đau đầu.

Trước tiên chúng ta không nên buồn hay cảm thấy bất ổn vì điều này. Thực ra đây là một biểu hiện trẻ đủ cảm giác an toàn. Tuy nhiên chúng ta không được dung túng để trẻ đánh mất giới hạn, mà phải hiểu nguyên nhân phía sau những phản ứng của trẻ là gì.

“Vậy thì TẠI SAO, khi có mẹ ở bên thì trẻ thường quấy hơn?”

Vì trẻ tin tưởng vô điều kiện vào người mẹ và em có cảm giác an toàn đầy đủ.

Một mặt, đó là biểu hiện về cảm giác an toàn đầy đủ của trẻ. Trẻ tin tưởng mẹ một cách tuyệt đối, vì thế trẻ đem tất cả những mặt không tốt ở mặt cảm xúc của mình biểu hiện ra ngoài. Giống như người lớn chúng ta cũng vậy, có những người với người ngoài rất thân thiện, nhưng về nhà lại dễ cáu giận với người nhà, đơn giản bởi vì chúng ta tin tưởng hoàn toàn tuyệt đối với mọi người thân, chúng ta được là chính mình.

Cũng có cô giáo từng nói rằng, trẻ mầm non cho dù ở trường có ngoan thế nào đi chăng nữa, cứ hễ về với mẹ, thì trẻ lại biến thành nghịch ngợm vô cùng, trẻ sẽ thể hiện những điều ko ngoan của mình ra.

Điều này là bởi vì trẻ chỉ có ở trước mặt người mà mình tin tưởng nhất, gần nhất mới biểu lộ ra bản chất thật của mình, mà điều này thường sẽ là mẹ. Đối diện với những trẻ không ngoan này, mẹ trước tiên là không nên trách móc, mà hãy cảm thấy tự hào vì trẻ đã dũng cảm biểu đạt ra những nhu cầu của mình.

Trẻ không ngoan để thách thức giới hạn của mẹ.

Khi mẹ không có ở đó, mọi người nói rằng, con ngoan lắm, ăn ngủ chơi ngoan, giống như một thiên thần vậy, thì bố mẹ cũng đừng vội mừng, điều này chỉ có nghĩa là trẻ không đủ sự tin tưởng với người khác, vì thế mới không dám thử thách giới hạn.

Con nhà bạn mình, 2 tuổi rưỡi,vẫn thường xuyên thách thức giới hạn của mẹ như thế.

Bình thường con ở nhà chơi với bố hoặc với bà thì rất ngoan, người lớn xem ti vi ở phòng khách, con tự chơi xe ô tô, rồi thỉnh thoảng lấy sách đọc ra xem.

Nhưng cuối tuần khi mẹ ở nhà, con lại muốn mẹ chơi cùng, còn bắt mẹ bón cơm, mẹ nói thế này thì con lại phải làm thế kia mới chịu được. Thông thường ngày cuối tuần sẽ là ngày mọi người vui vẻ tỉnh dậy, nhưng cuối cùng thì chưa đến trưa thì kết thúc bằng màn con khóc giãy đành đạch, mẹ thì nổi giận lôi đình.

Trẻ con trước mặt mẹ cũng muốn được mẹ yêu thương, chúng dùng các loại hành vi để thách thức giới hạn của mẹ, để chứng minh là cho dù mình có không ngoan, thì mẹ cũng vẫn yêu mình. Nếu như lúc này, chúng ta dung túng cho trẻ, thì trẻ sẽ không hiểu được nguyên tắc và giới hạn.

Khi trẻ không có giới hạn, thích phá bỏ giới hạn, thì trẻ dễ sản sinh ra các hành vi sai lệch, cũng không tôn trọng quyền lợi và cảm xúc của người khác, không thể duy trì được mối quan hệ bình thường với người khác.

Trẻ có thể đang phát ra tín hiệu kêu cứu

Với những hành vi hung dữ, có người nói: “Đánh cho một trận là ngoan ngay”. Đây là một sự hiểu nhầm, trẻ không ngoan có thể là đang tìm sự quan tâm của mẹ. Có thể nói, mỗi khi trẻ không kiểm soát được cảm xúc của mình, thực ra là một TÍN HIỆU CẦU CỨU.

Khi chúng ta quá nhiều việc và không quan tâm được đến trẻ, trẻ sẽ cảm thấy cô đơn, buồn; khi chúng ta hiểu nhầm trẻ, trẻ sẽ buồn và giận dữ; khi chúng ta không đem lại cảm giác an toàn đủ cho trẻ, chúng sẽ sợ hãi, lo lắng….. Cũng giống như người lớn, trẻ cũng có những cảm xúc phức tạp, nhưng không giống nhau đó là, trẻ không biết biểu đạt một cách rõ ràng ra ngoài, không biết làm thế nào để giải tỏa cảm xúc.

Vì thế mà trẻ chỉ có thể dùng tiếng khóc, quấy, giận dữ, thậm chí đánh người khác để thu hút sự chú ý của mẹ, đưa ra tín hiệu cầu cứu cho mẹ “MẸ ƠI HÃY NHÌN CON NÀY, CON KHÔNG BIẾT PHẢI LÀM THẾ NÀO”.

Nếu như lúc này bố mẹ chọn cách lờ trẻ đi hoặc là ngăn cấm một cách thô bạo, sẽ làm cho trẻ cảm thấy thất vọng khi đi tìm sự giúp đỡ, dần dần sẽ tuyệt vọng với bố mẹ mình, càng đóng mình nhiều hơn, trẻ sẽ học được những cách biểu đạt không chính xác.

Sau khi lớn lên, có thể dần trở nên cô đơn, không thể có mối quan hệ tốt với mn. Hơn nữa, với những bạn nhỏ dùng mọi cách để có được sự chú ý càng đáng thương hơn. Từ góc nhìn tâm lý học, thì mối quan hệ của trẻ sẽ sản sinh ra những phản ứng với mọi người, cho dù là tức giận, cáu bẳn, khóc lóc, bi thương, còn hơn là không có bất kỳ phản ứng nào, không được để ý.

Đặc biệt, với trẻ mà nói, thì bị tảng lờ là vô cùng đáng sợ, trẻ cho dù bị mắng (đây là một sự quan tâm tiêu cực), thì cũng tốt hơn là không quan tâm. Vì thế mà chúng ta không nên chỉ nhìn vào những lúc trẻ không ngoan, mà hãy quan tâm đến con, đưa cho trẻ những phản hồi đúng đắn, không nên để trẻ phải dùng cách “phát tín hiệu cầu cứu” để đổi lại phản ứng của chúng ta.

 

 

 

Comments are closed.