7 Cách Phạt Trẻ Khéo Léo Để Không Làm Tổn Thương Lòng Tự Trọng Của Bé – Nhân Cách Việt Đào tạo THÁI ĐỘ SỐNG, KỸ NĂNG SỐNG cho Thanh Thiếu Niên

7 Cách Phạt Trẻ Khéo Léo Để Không Làm Tổn Thương Lòng Tự Trọng Của Bé

Tâm thư mẹ gửi con trai.
14 Tháng Hai, 2020
Thầy có thể giữ điểm 1 của thầy, còn em xin được giữ ước mơ của mình
15 Tháng Hai, 2020

7 Cách Phạt Trẻ Khéo Léo Để Không Làm Tổn Thương Lòng Tự Trọng Của Bé

Nhiều phụ huynh không biết rằng mình đã dùng những từ ngữ xúc phạm nặng nề đến con khi phạt bé. Điều đó khiến trẻ nhạy cảm có thể bị tổn thương lòng tự trọng ghê sớm.

Không chỉ trẻ nhỏ mà có cả người lớn đều ít nhất một vài lần trong đời phạm phải sai lầm và bị cha mẹ/ người thân trách phạt. Tuy nhiên, trong vô vàn cách phạt lỗi đối với trẻ nhỏ khác nhau, có những cách phạt đem đến hậu quả tiêu cực đối với đứa trẻ, chúng ngày càng sợ hãi và định kiến khiến mọi thứ càng trở nên khó khăn hơn.

Theo khuyến nghị từ những chuyên gia, khi phạt lỗi con nhỏ, cha mẹ cũng cần phải áp dụng những cách/mẹo hay khác nhau để lòng tự trọng của bé không bị tổn thương suốt đời.

1. Nếu điều trẻ làm không xuất phát từ ý định xấu, bé không xứng đáng bị phạt

Trẻ em luôn ngây thơ như một tờ giấy trắng và không bao giờ muốn làm hại bất kì ai, lỗi sai chỉ xuất phát từ việc bé muốn khám phá mọi thứ. Và khi một đứa trẻ đang cố gắng học hỏi, bé cần được cha mẹ hỗ trợ chứ không phải là một sự trừng phạt. Vì vậy, hãy thông cảm với bé và cho chúng biết cách khắc phục tình hình.

Đối với những điều mà trẻ làm không xuất phát từ những ý định xấu, đương nhiên bé cũng không xứng đáng bị trừng phạt mà nên nhận được những lời khuyên, răn dạy từ cha mẹ.

2. Trừng phạt một cách tình cảm

Sự la hét, tức giận của cha mẹ, thậm chí là không kiểm soát được cảm xúc khi trừng phạt con nhỏ có thể làm ảnh hưởng tới tâm lý, thậm chí làm mất đi những kỳ vọng lớn trong tâm trí trẻ nhỏ. Từ đó, trong tương lai, khi đứa trẻ phạm phải sai lầm gì đó cũng dễ rơi vào trạng thái la hét, mất cảm xúc như khi cha mẹ đã làm với chúng.

3. Đừng bao giờ phạt bé ở nơi công cộng

Hình phạt ở nơi công cộng càng khiến cho trẻ cảm thấy xấu hổ và tức giận hơn. Thậm chí đứa trẻ có thể thấy nhục nhã và mong muốn mọi thứ đừng bao giờ lặp lại. Trong tương lai, chúng như biến thành một người hoàn toàn dựa vào ý kiến của đại đa số mọi người và không bao giờ có chính kiến riêng của mình. Vì vậy, hãy lựa chọn thời gian và không gian thích hợp để phạt trẻ.

4. Nếu đã dọa phạt thì nên trừng phạt thật

Nếu đã đưa ra lời dọa phạt thì cha mẹ cũng nên thực hiện lời phạt đó, tồi tệ hơn nếu đó chỉ là một lời dọa nạt và không bao giờ được thực hiện. Trẻ sẽ nhanh chóng nhận ra rằng đó chỉ lời nói của mẹ mà thôi chứ chắc chắn chẳng có hình phạt nào cả, từ đó sẽ dẫn đến những sai lầm lớn hơn trong tương lai.

5. Khi không biết chính xác ai là người có tội, hãy phạt tất cả

Nếu cha mẹ không chắc chắn ai là người trong số lũ trẻ đã phạm lỗi thì hãy xử phạt công bằng như nhau chứ đừng phân biệt. Trong tình huống thực tế con bạn ở cùng một đứa trẻ khác, bạn không nên chỉ trích đứa trẻ kia mà bảo vệ con bạn quá, đứa trẻ sẽ có thái độ tự cao, đắc thắng.

6. Hình phạt phải phù hợp với độ tuổi và sở thích của bé

Nếu một đứa trẻ thích sử dụng điện thoại, mẹ hãy giới hạn thời gian sử dụng, chúng sẽ là một hình phạt hiệu quả.

Ngoài ra, mỗi lần phạt cần rõ ràng. Đừng bao giờ đưa ra hình phạt tương tự nhau với lỗi bị điểm kém hay làm vỡ cánh cửa sổ. Những lỗi nhỏ cần có hình phạt nhỏ, lỗi nghiêm trọng cần phạt nặng hơn.

7. Đừng dùng những từ ngữ xấu hay xúc phạm bé

Nhiều phụ huynh không biết rằng mình đã dùng những từ ngữ xúc phạm nặng nề đến con khi phạt bé. Điều đó khiến trẻ nhạy cảm có thể bị tổn thương lòng tự trọng ghê sớm. Bé ghi nhớ những lần cha mẹ dùng từ ngữ đó để dành nó cho những người mà bé ghét. Các chuyên gia khuyên cha mẹ nên sử dụng những từ vựng mang trung tính, không nặng nề.

 

 

 

Comments are closed.