11 tuyệt đỉnh dạy con tài giỏi ngoan hiền siêu hay cho cha mẹ – Nhân Cách Việt Đào tạo THÁI ĐỘ SỐNG, KỸ NĂNG SỐNG cho Thanh Thiếu Niên

11 tuyệt đỉnh dạy con tài giỏi ngoan hiền siêu hay cho cha mẹ

KHÔNG MUỐN CON SỐNG Ỷ LẠI, ĐÂY LÀ 1 VIỆC MỌI CHA MẸ CẦN LÀM CÀNG SỚM CÀNG TỐT
8 Tháng Năm, 2020
NHÀ CÓ CHA NGHIÊM, THƯỜNG CÓ CON HIỀN TÀI
1 Tháng Sáu, 2020

11 tuyệt đỉnh dạy con tài giỏi ngoan hiền siêu hay cho cha mẹ

Dạy con là vấn đề quan trọng nhưng lại rất ít cha mẹ cập nhật kiến thức này. Để dạy con được tốt nhất cần có những tuyệt đỉnh dạy con tài giỏi ngoan hiền hiệu quả để giúp cho các bậc cha mẹ thấu hiểu con hơn và dạy con trước mọi tình huống xảy ra tốt nhất….

Dạy con phải dạy từ thuở bé thơ là điều mà các bậc ông bà ngày xưa nói, điều đó vẫn chính xác đến hôm nay. Nhưng ở thời hiện đại, sự bận rộn trong cuộc sống đã dẫn đến sự thiếu quan tâm và dạy dỗ con một cách đúng đắn ở Việt Nam. Những sai lầm của cha mẹ trong cách chăm sóc, nuôi dạy con đã hủy hoại cả một thế hệ tương lai tươi sáng của con.

Dường như các bậc cha mẹ vẫn còn rất vô tâm với chủ đề NUÔI DẠY CON. Từ khóa liên quan đến chủ đề này trên Google không hề cao, rất thấp. Trái ngược với nhiều quốc gia khác. Tuy nhiên rất may mắn là bây giờ, ngày nay đã có thêm nhiều cha mẹ tri thức bắt đầu quan tâm đến việc dạy dỗ con, tuy nhiên vẫn chỉ mới bắt đầu.

Dưới đây là 11 tuyệt đỉnh dạy con tài giỏi ngoan hiền siêu hay cho cha mẹ mà daycontaigioi đã sưu tầm, biên tập và mang đến cho các bậc cha mẹ thử áp dụng ở 11 trường hợp mà có lẽ sẽ chắc chắn gặp ở con trẻ khi chúng rơi vào độ tuổi đó.

  1. Dạy con sự trách nhiệm va đảm đương

Một gia đình có một cậu con trai 2 tuổi. Một hôm trong khi cậu con trai đang mãi chơi không để ý, đầu va phải vào một góc bàn, vì đau quá nên cậu khóc òa to lên. Người cha nghe tiếng con khóc liền đi lại phía cậu con trai và lớn tiếng hỏi: “Cái bàn à, là ai đã đụng mày đau thế? Khóc lóc thương tâm thế kia?“.

Cậu con trai ngừng khóc, ngước mắt lên lưng tròng nhìn người cha. Người cha sờ sờ cái bàn và hỏi câu con trai rằng: “Là ai vậy, là ai đã đụng đau chiếc bàn?“.

Cậu con trai trả lời: “Là con cha ơi, là con đã đụng“.

Người cha đáp: “Ô là con đụng à, vậy còn không mau nghiêng mình với chiếc bàn nói tiếng xin lỗi đi con trai“.

Cậu con trai lau nước mắt, cúi mình, nói: “xin lỗi” với cái bàn.

Từ đó cậu con trai học được tính có trách nhiệm và đảm đương.

  1. Dạy con không nên thao túng và trút giận lên người khác

Lúc này, khi cậu con trai đã lên 3 tuổi, vô cớ khóc lớn, người cha liền hỏi: “Con sao vậy, có chỗ nào con không khỏe sao?“.

Cậu con trai đáp: “Dạ không có”.

Người cha lại hỏi: “Vậy tại sao con lại khóc“.

Cậu lại đáp: “Thì con chỉ muốn khóc thôi“.

Lúc này người cha hiểu con đang làm nũng mà thôi. Người cha thông minh nói: “Được thôi, con muốn khóc thì cha không có ý kiến, nhưng con khóc ở đây sẽ không phù hợp lắm, sẽ làm phiền mọi người đang nói chuyện với nhau, cha sẽ tìm một chỗ cho con, con khóc một mình cho thoải mái, khi nào đã khóc đủ rồi thì hãy gọi cả nhà nhé“.

Nói xong người cha dẫn con đến phòng rửa tay và chốt lại, cha nói: “Khóc xong con hãy gõ cửa“.

Khoảng hơn 2 phút sau cậu con trai gõ cửa bao: “Cha ơi, con đã khóc đủ rồi“.

Người cha đáp: “Tốt, nếu con đã khóc đủ rồi thì hãy đi ra đi“.

Mãi từ đó về sau, cậu con trai không còn tính cách thao túng hoặc trút giận lên người khác nữa.

  1. Dạy con tính cẩn thận và không lỗ mãng

Ngày cậu con trai lên 5 tuổi, người cha dẫn con đi qua một cây cầu trong lúc trời chập tối, dưới cây cầu nước trong xanh thấy rõ cả đáy, nước chảy siết cuồn cuộn. Bỗng nhiễn, cậu con trai ngước lên nhìn cha bảo: “Cha ơi nước xanh quá con muốn xuống bơi“.

Người cha sửng sốt đáp: “Được thôi, cha sẽ nhảy cùng con, nhưng trước tiên chúng ta hãy về nhà thay đồ 1 chút đã nhé“.

Về nhà cậu con trai hí hửng thay đồ, xong xuôi cậu nhìn thấy một chậu nước nhỏ trong xanh trước mặt, ngơ ngác và không hiểu. Người cha ấy vậy liền bảo: “Con trai, xuống nước bơi cần phải vùi đầu vào nước, con chưa hiểu sao?“. Cậu con trai gật đầu hiểu ra.

Người cha bảo: “Bây giờ chúng ta hãy tập luyện trước 1 chút để xem con có thể vùi đầu vào bao lâu“. Sau đó người cha hô to: “Bắt đầu” và nhìn đồng hồ. Cậu con trai vùi mặt vào nước với khí thế hiên ngang, nhưng chỉ được 10 giây đã không chịu nỗi.

Cậu sặc bảo: “Úi chà chà, cha ơi con sặc nước rồi, khó chịu thật cha ạ“.

Người cha nói: “Vậy một chút nữa khi nhảy xuống sống, hẳn sẽ khó chịu hơn gấp nhiều lần đấy con trai ạ“.

Cậu con trai liền nói: “Vậy cha ơi, mình không đi nữa được không?“.

Được thôi con trai” lúc này người ta cười và đáp.

Từ đó cậu con trai đã học được tính cẩn thận, không lỗ mãng.

Phải duy nghĩ thật kỹ mọi việc trước khi làm và cần phải có sự chuẩn bị chu đáo.

  1. Dạy con vượt cám dỗ và hiểu việc gì nên và không nên làm

Khi cậu con trai lên 6 tuổi, có phần ham ăn đồ ăn ngon. Một buổi tối người cha đưa cậu đi học về, ngang qua một cửa hiệu Mc’s Donal, cậu con trai liền bảo: “Cha ơi, Mc’s Donal kìa, con muốn ăn“.

Người cha cũng hiểu phần nào và đáp: “Con muốn ăn à con trai“.

Cậu đáp: “Dạ con muốn ăn cha ơi“.

Người cha đáp: “Con trai à, thèm ăn mà muốn ăn liền ăn ngay người ta gọi là cẩu hùng (gấu chó), thèm ăn mà lại có thể không ăn người ta gọi là anh hùng. Vậy con muốn làm anh hùng hay cẩu hùng đây?“.

Cậu con trai đáp ngay: “Đương nhiên là con muốn làm anh hùng“.

Cha cười đáp: “Tốt! Vậy anh hùng, khi muốn ăn Mc’s Donal ta sẽ làm thế nào đây?“.

Cậu kiên định đáp: “Có thể không ăn!“.

Người cha đáp: “Quá xuất sắc, vậy ta về thôi anh hùng!

Mặc dù cậu con trai rất thèm nhưng cậu lắng nghe lời cha.

 Từ đó cậu đã học được cách chống lại mọi cám dỗ, học được cái gì nên làm và không nên làm.

  1. Dạy con sự lựa chọn và trả giá

Năm cậu con trai lên 8 tuổi, nghịch ngợm đánh nhau với bạn bè cùng lớp. Về đến nhà bầm tím khắp người khóc lóc la lớn. Người cha thấy vậy liền hỏi: “Con ấm ức không?“.

Cậu con trai vừa khóc vừa đáp: “Dạ ấm ức“.

Cha lại hỏi: “Con tức không?“.

Cậu lại khóc to hơn và bảo: “Dạ tức lắm cha“.

Cha lại hỏi tiếp: “Vậy con dự tính sẽ làm thế nào?” không thấy cụ cậu trả lời, lại hỏi tiếp: “Con cần cha làm gì cho con nào?“.

Lúc này cậu đáp: “Con muốn tìm một viên gạch, ngày mai con sẽ đập cậu ta từ phía sau cho thỏa tức cha ạ“.

OK cha thấy được điều đó, vậy mai cha sẽ chuẩn bị một viên gạch cho con” người cha bình tình đáp và hỏi tiếp: “Thế con cần gì nữa không?“.

Cậu lại hung hãn đáp: “Con muốn 1 con dao đi, ngày mai con sẽ đâm cho hắn 1 nhát từ phía sau cha ạ“.

Người cha đáp: “Được, cái này chắc sẽ giúp con hả giận hơn, bây giờ cha sẽ đi chuẩn bị chút“. Sau đó người cha lên lầu.

Nghĩ được cha ủng hộ, tầm 20 phút sau cậu con trai bình tĩnh lại. Người cha bước xuống mang theo rất nhiều quần áo và chăn ra mền gối xuống. Cậu con trai ngạc nhiên, người cha hỏi tiếp: “Con trai, con đã quyết định xong chưa, con sẽ dùng gạch hay dao đây?“.

Cậu con trai đáp và nghi hoặc: “Nhưng mà cha ơi, cha chuẩn bị nhiều quần áo và chăn mền làm gì thế ạ?“.

Người cha thản nhiên đáp: “Là như này con trai ạ: Nếu như con dùng gạch đập hắn ta thì cảnh sát sẽ bắt chúng ta đi cải tạo ít nhât 1 tháng, ở đó không thể thiếu chăn mền được. Tuy nhiên nếu con dùng dao dâm hắn ta, hắn bị thương thì chúng ta sẽ có ít nhất 3 năm ở trong tù, ở đó không thể thiếu quần áo và chăn bông đồ đạc đủ cho cả 4 mùa. vì vậy con đã quyết định chưa hã? Cha sẽ ủng hộ con.“.

Cậu con trai sửng sờ: “Phải như vậy sao cha?“.

Người cha đáp lại: “Chính là như vậy. Pháp luật đã quy định như vậy cơ mà con trai“.

Cậu con trai tỏ vẻ lo lắng: “Cha ơi, vậy chúng ta không làm nữa đâu“.

Người cha lại nói: “Con trai, không phải con rất căm phẫn hay sao?“.

Cậu bình tĩnh đáp với cha: “Con không còn tức giận nữa rồi, thật ra con thấy cũng có sao đâu“.

Người cha cười tươi đáp: “Tốt lắm con trai, cha ủng hộ con“.

Từ đó cậu con trai học được sự lựa chọn và biết phải trả giá cho việc mình làm.

  1. Dạy con làm người chủ động, phải làm kẻ mạnh, là người nhân từ

Năm cậu con trai lên 9 tuổi, vào lớp 4. Lúc này môn Toán bị điểm kém nên rất sầu não. Người cha liền hỏi: “Sao thế con trai, thi không đạt nên con làm mặt nặng nhẹ với cha mẹ hay sao?“.

Cậu tức giận đáp: “Bởi vì cô giáo dạy Toán rất đáng ghét cha ạ, học lớp của bà ấy con không thích nghe tí nào cả“.

Người cha thấy hứng thú hỏi: “Đáng ghét thế nào hã con“.

Cậu đã tâm sự vơi cha rất nhiều, và nói tóm lại là: “cô giáo cũng không thích con“.

Người cha bảo: “Ồ vậy hóa ra người khác thích con con sẽ thích họ, còn ai không thích con con sẽ ghét họ chăn? Điều này rõ ràng là con đang là người chủ động hay bị động đây?“.

Cậu con trai cũng thông minh đáp: “Là bị động ạ!“.

Cha lại hỏi: “Là người mạnh hay người yếu, là đại nhân hay tiểu nhân đây con trai?“.

Cậu con trai sợ hãi đáp cha: “Dạ… là kẻ yếu, là tiêu nhận ạ“.

Người cha lại thông minh đáp lại: “Vậy con muốn làm đại nhân hay tiêu nhân đây?“.

Cậu đáp: “Dạ con muốn làm đại nhân cha ơi.“. Con đã hiểu ra rồi: “Luận là cô giáo có thích con hay không, con đều có thể thích và kính trọng cô ấy, chủ động hưởng ứng và làm cô ấy thích con, là kẻ mạnh“.

Hôm sau cậu con trai đến trường và từ đó môn Toán bắt đầu cao điểm dần lên và đạt được kết quả loại ưu.

Từ đó cậu đã hiểu được thế nào là đại nhân, là kẻ mạnh.

Người cha dặn dò: “Con trai à, sau này con lớn lên con sẽ nhớ đến điều cha dạy ngày hôm nay và con nhớ đến cha mẹ và ông bà nội đã dụng tâm vất vả thế nào.“.

  1. Dạy con sống có nguyên tắc và tuân thủ nguyên tắc

Năm cậu con trai lên 10 tuổi và bắt đầu như bao đứa trẻ khác là mê chơi game. Dù cho mẹ đã nhắc nhở nhiều lần nhưng cậu không chịu sữa đổi vẫn chứng nào tật nấy.

Người cha ra tay chỉ vào màn hình và nói: “Con trai, mỗi ngày con đều chơi cái này ư?“.

Cậu gật đầu thừa nhận: “Vâng ạ“.

Người ta cảm thán rằng: “Mỗi lần sau khi chơi xong con cảm thấy thế nào?“.

Cậu đáp: “Dạ khi chơi thì vui nhưng ngưng thì thấy mắt mờ mịt, trống trải, không còn hơi sức“. Có vẻ cậu tự trách, tự xem thường bản thân.

Cha lại hỏi: “Vậy tại sao con còn chơi, không kiềm chế được bản thân đúng không?“.

Đúng ý, cậu bảo: “Dạ đúng ạ“.

Người cha đáp: “Được rồi, cha sẽ giúp con“. Sau đó đi lấy một cây búa (chùy) và đưa cho con bảo: “Bây giờ con hãy đập cái máy tính đi“.

Lúc này cậu con trai ngẫn người ra: “Cha ơi, sao phải đập ạ“.

Người cha cứng rắn: “Đập đi, cha có thể không có máy tính, nhưng không thể không có con được“. Con trai rơi nước mắt thấy hối lỗi.

Từ đó con trai hiểu được thế nào được là nguyên tắc và nhớ lời cha dạy năm 6 tuổi, phải chống lại sự cám dỗ.

  1. Dạy con luôn hỏi thăm cha mẹ là cần thiết

Năm con trai lên 11 tuổi, cả cha và mẹ đều phải đi công tác xa 1 thời gian dài, để cậu con trai cho bà nội chăm lo. Mỗi ngày 2 người đều gọi điện hỏi thăm mẹ già. Một ngày cha gọi cho con, cậu con trai nhận được điện thoại liền vui mừng la to: “Cha ơi, chào cha“.

Người cha đáp: “Chào con, bà nội đâu rồi con gọi bà nội ra nghe điện thoại đi“.

Con trai hỏi: “Cha ơi, sao mỗi ngày cha chỉ gọi điện cho bà nội không vậy ạ?“.

Người cha đáp lại con: “Có gì lạ đâu con, bởi vì đó là mẹ của cha mà!“.

Vậy còn con, con cũng rất nhớ cha mẹ mà?” cậu con trai buồn đáp.

Người cha thanh thản đáp: “Vậy sao con không gọi điện cho mẹ hỏi thăm?“.

Cậu con trai hiểu ra và trả lời: ‘Dạ vâng thưa cha“.

Từ đó trở đi mỗi khi vắng cha mẹ cậu liền gọi điện hỏi thăm cha mẹ về chuyến đi, công việc, đến nay cũng đã vài mươi năm rồi.

  1. Dạy con cứng rắn và kiên định với việc của mình, đừng ngã vì chuyện bé

Năm lên 12 tuổi bước vào lớp 6, bài học bài tập bắt đầu nhiều hơn nên tính khí cậu con trai có phần nóng nảy hơn, vừa về đến nhà , bước vào cửa thì… cô (em của cha) liền bảo: “Tiểu tử thối, có phải hôm qua con đã làm vỡ cái dĩa của cô không?“.

Nét mặt nghi hoặc cậu bảo: “Dạ không có cô ơi, con không có làm.“.

Cô bảo: “Cô đã tận mắt thấy con làm vỡ mà giờ con còn chối nữa à. Có bà nội làm chứng luôn đấy“.

Thiệt sự là không có mà” cậu khóc ầm lên và nằm vật lộn dưới đất.

5 phút sau người cha ra khỏi phòng và nghiệm giọng nói: “Sao thế, sao con lại nổi điên ở đây?“.

Cậu đáp: “Cha ơi, cô đổ oan cho con.“.

Cha bảo: “Đổ oan? Đổ oan cho con thì sao? Đổ oan thì con có thể nằm vật xuống đất thế này hay sao? Thật là không ra gì mà, con có phải là nam tử hán như cha đã dạy không?“.

Cậu con trai ngừng khóc, đứng dậy cúi mặt xuống đất: “Cha ơi nhưng mà con bị đổ oan.“.

Người cha hằng giọng nói: “Nam tử hán đại trượng phu thì dẫu trời có đổ sụp xuống, cũng không thể ngã xuống được, huống hồ chỉ là 1 cái dĩ nhỏ bé, thật không ra gì cả. Con có biết 1 đời này của cha đã từng trải qua biết bao sóng gió, bị oan ức, khinh thường, phản bội, bán đứng,… liệu lúc đó cũng liền ngã xuống sao? Đó là người hèn nhát mà thôi con ạ!“.

Cậu con trai ngẩn đầu lên và ưởng ngực ra: “Cha ơi con đã hiểu thấu rồi, vậy bây giờ con phải làm thế nào ạ?“.

Cha đáp: “Bây giờ con hay tự hỏi bản thân của con đi, con còn nhiều thời gian lắm đó con trai ạ!“.

Nhưng con trai bảo: “Không có nhiều thời gian cha ạ, con còn nhiều bài tập phải làm lắm cha.“.

Người cha liền nói: “Vậy con còn không mau đi làm bài tập đi, dẫu cho núi lỡ đi nữa cũng đừng quản đó, hãy làm cho xong việc của mình đi đã.“.

Cậu con trai liền vác cặp sách chào cả nhà rồi ung dung vô phòng. Cả nhà bật cười. Người cha nói: “Sau này khi nhìn thấy câu đối bên dưới, con sẽ nhớ đến hôm nay, nhớ đến dụng tâm vất vả của cha mẹ, của cô và bà nội.”.

Sủng nhục bất kinh, khán đình tiền hoa khai hoa lạc, khứ lưu vô ý, vọng thiện không vân quyển vân thư (Không quan tâm thiệt hơn, nhìn hoa nở hoa tàn trước sân, đi ở chẳng buồn, nhìn bầu trời mây cuồn mây tan).

  1. Dạy con bản lĩnh và học tốt, làm việc vô dụng trước hữu dụng

Khi cậu con trai lên 13 tuổi bước sang lớp 7, ở học kỳ 1, thành tích bình thường. Một ngày kia cậu hỏi: “Cha ơi, đi học có ích gì không ạ? Thành tích thi cử có tác dụng gì không ạ?“.

Cha ngẩn người ra hỏi lại: “Sao con lại hỏi như vậy?“.

Con trai nhanh nhảu đáp: “Dạ vì mấy trước có rất nhiều cô dì chú bác đến nhà chơi, cha có bảo giáo dục bây giờ là giáo dục tồi tệ nhất trong 5000 năm qua mà“.

Người cha nghĩ thì ra là nó đã ở bên cạnh nghe chúng tôi bàn chuyện trên trời dưới đất, cha đáp: “Không sai con trai ạ, học hành thi cử không có tác dụng gì cả.“.

Cậu con trai lớ ngớ đáp: “Vậy tại sao con còn phải đi học những thứ vô ích này vậy cha?“.

Người cha tưu kế đáp: “Đó là vì con còn nhỏ, phải làm 1 số thứ vô dụng trước đã, để thử bản lĩnh của con. Bởi vì đến những thứ vô dụng như này mà con còn không thể làm được tốt, thì sau này lớn lên những thứ hữu dụng sẽ khó có thể làm tốt được, sẽ khó thành đại nghiệp lớn được. Vậy nên con trai à, đi học tuy vô ích, nhưng con cần phải làm tốt việc học trước đã.“.

Cậu con trai đã hiểu: “Dạ vậy cha ơi, con có thừa bản lĩnh để học nó thật tốt.“. Từ đó cậu con trai luôn đạt được những thành tích ưu tú của trường và được tuyên dương.

Con trai à, thật ra đời người cũng là hư ảo không thật, nhưng cuộc sống này vẫn cần phải sống cho tốt, tinh thần trong đạo lấy giả làm thật, cần chúng ta dùng cả 1 đời để thể hội.

  1. Dạy con biết thế nào là đẹp, là xấu (không đua đòi trưng diện)

Năm con trai lên 14, đi chơi ở nhà một người thân trở về. Người mặc đồ hiệu, đầu tóc mới lạ, hả hê vô cùng… Bước vào nhà cậu đã hỏi mẹ: “Mẹ ơi, trông con có bảnh không ạ? Anh trai nhà bác 2 mua quần áo, giày dép cho con có nhãn hiệu XX rất đắt tiền luôn đó ạ“. Mẹ chỉ cười. Rồi sau đó hỏi tới bà nội: “Bà nội ơi, bà xem mẫu tóc của cháu này đẹp không? Anh ấy dẫn con đi hớt đó ạ, mái dài xéo xéo, có mốt không này bà nội?“. Rồi bà nội cũng chỉ nhìn rồi cười.

Ôi cậu con trai như con bướm mới lột kén, bay đi bay lại khắp nhà thể hiện dân sành điệu. Người cha nhìn nhưng chả thèm để mắt đến.

Rồi 2 ngày sau cậu con đứng trước tấm gương, tự mình ngây ngất chải chuốt. Người cha lặng lẽ đứng ở phía sau và hỏi: “Có mệt không con trai?“.

Cậu con trai lo chăm chú bị hỏi giật mình đáp: “Ôi cha ơi làm còn giật mình“.

Người cha cười và hỏi: “Haha, con có thấy mệt không khi suốt ngày phải bận tâm và lo lắng, thật là không đáng, luôn phải suy đoán người khác cảm thấy thế nào. Sao phải khổ vậy? Người sống ở đó bị quần áo, đầu tóc làm cho mệt mõi, thật là ngốc lắm thay.“.

Cậu con trai đỏ mặt đáp: “Cha, cha cười nhạo con rồi!“.

Người cha nói: “Cha trả lại cho con sự nhẹ nhàng tự tại, con thấy sao?“.

Cậu con trai đáp: “Dạ vậy con đi thay quần áo“. Sau đó đầu tóc đã trở lại bình thường và bảo: “Cha ơi con cảm thấy rất thoải mái và nhẹ nhàng ạ“.

Từ đó cậu con trai biết thế nào là đẹp, thế nào là xấu, lúc nào nên đẹp và làm đẹp như thế nào để bản thân thoải mái nhất, không quá gò bó và trưng diện quá đáng.

Hi vọng qua bài viết 11 tuyệt đỉnh dạy con tài giỏi ngoan hiền siêu hay cho cha mẹ này sẽ giúp các bậc cha mẹ nắm bắt được các tình huống con sẽ trở nên như thế để xử lý khôn khéo, giúp con hiểu ra và trưởng thành, ngoan hiền hơn. 11 tuyệt đỉnh dạy con này cũng sẽ là 11 điều các cha mẹ sẽ gặp trong quá trình nuôi dạy con.

Tặng 30 vé MIỄN PHÍ tham dự Buổi học offline 2h KHAI PHÁ TÀI NĂNG CON BẠN dành cho cả ba mẹ và con

– Thời gian: 19h- 21h Thứ 6 ngày 26/03/2021


– Hình thức: offline Tại thành phố Bà Rịa, BRVT

ZALO 0938937137(Ms. Thủy) hoặc Email: giaoducnhancach@gmail.com để nhận vé tham dự

Comments are closed.